Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

17 lượt xem

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ phổ thông nhất

Trong khi đọc câu 1
Trong khi đọc Câu 1 Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Giới thiệu về bài thơ.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ đoạn 1 của bài thơ. 

Bài thơ có hai cách hiểu đó là “Nỗi nhớ trong đêm thanh tĩnh và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và nó thuộc đề tài “nguyệt dạ tư hương” thường gặp trong thơ Đường.

Trong khi đọc câu 2
Trong khi đọc Câu 2 Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nêu khái quát cấu tứ của bài thơ và định hướng phân tích, đánh giá. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ đoạn thứ 2 của tác phẩm.

Bài thơ viết về một đêm yên tĩnh trên đường lữ hành và ẩn sâu trong đó là tình yêu quê hương tuôn trào. Bởi vậy, hướng đi của bài thơ sẽ có thể là miêu tả đêm trăng tịch mịch, qua đó làm nổi bật lên tâm trạng của nhân vật trữ tình.


Trong khi đọc câu 3
Trong khi đọc Câu 3 Câu 3 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích, đánh giá từng phần của bài thơ. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ đoạn 3, 4 của bài thơ

- 2 câu thơ đầu: Ngay câu đầu tiên ta đã thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đang thao thức, bị tỉnh giấc bởi ánh sáng của vầng trăng đêm khuya. Từ lâu, trăng luôn là bạn của các nhà thơ, nó là hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về quê hương, đất nước, quê nhà. Và ở đây, Lý Bạch đã bắt gặp vầng trăng như vậy, nó mở ra trong tâm trí của tác giả một nỗi nhớ tiềm thức và ánh trăng mở ra, rọi chiếu cho tất cả.

- 2 câu cuối: Nhà thơ đã tỉnh, ngước nhìn vầng trăng sáng nhưng chỉ gói gọn trong khoảnh khắc đó, ông như nhận ra tri kỷ của mình, nhớ về quê nhà và bất giác cúi đầu xuống. Nhưng hành động đó chỉ khiến ông thêm nhớ về quê nhà của mình, nơi ông đã được sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn của chính ông, những kỷ niệm chợt ùa về khiến cho một kẻ tha hương càng trở lên buồn bã, khôn nguôi nỗi nhớ nhà.


Trong khi đọc câu 4
Trong khi đọc Câu 4 Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chú ý làm rõ tính khái quát của hình ảnh, chi tiết. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ đoạn 4 của bài viết.

- Hình ảnh: vầng trăng, đêm tối tịch mịch

- Chi tiết: ngẩng đầu, cúi đầu, nhìn, nhớ cố hương


Trong khi đọc câu 5
Trong khi đọc Câu 5 Câu 5 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đánh giá chung. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Xem kỹ đoạn 7. 

Đánh giá nghệ thuật “lấy cái vô tình”, “lấy cái vô thức” chỉ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đêm trăng tịch mịch.

Trong khi đọc câu 6
Trong khi đọc Câu 6 Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Kết luận. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý dòng cuối cùng của bài. 

Kết luận: Đó chính là tính chất tự nhiên, đầy hàm ý của Tĩnh dạ tứ.

Sau khi đọc câu 1
Sau khi đọc Câu 1 Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bài thơ đã được giới thiệu như thế nào?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ đoạn 1 của bài viết.

Bài thơ được giới thiệu ngắn gọn về cách hiểu nhan đề của bài thơ. Đó là có thể hiểu theo 2 nghĩa “Tĩnh dạ tư” (Nỗi nhớ trong đêm thanh tĩnh), “Tĩnh dạ tứ” (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).

Sau khi đọc câu 2
Sau khi đọc Câu 2 Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định trình tự, logic triển khai hệ thống ý trong bài viết.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ bài bài viết để trả lời câu hỏi này.

- Trình tự triển khai ý trong bài viết được đưa ra từ khái quát đến cụ thể:

+ Mở đầu bằng giới thiệu về cách hiểu nhan đề của tác phẩm

+ Tiếp đến là lối cấu tứ của bài thơ

+ Phân tích những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ

+ Đưa ra đánh giá chung

+ Cuối cùng là kết luận lại

→ Đây là một trình tự hết sức hợp lý, phù hợp với mục đích phân tích bài thơ.


Sau khi đọc câu 3
Sau khi đọc Câu 3 Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Cấu tứ và tính chất khái quát của hình ảnh trong bài thơ đã được người viết đề cập ở đoạn nào, câu nào?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kỹ toàn bộ bài viết

Cấu tứ và tính chất khái quát của hình ảnh trong bài thơ được người viết đề cập đến trong 2 câu cuối của bài thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương”. Hai câu thơ đã làm sáng tỏ tâm trạng của nhân vật trữ tình, soi ra nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong không gian tịch mịch, hình ảnh ánh trăng hiện lên như người bạn tâm giao, tri kỷ của nhà thơ, đó cũng là hiện thân của quê hương tươi đẹp, của những tháng ngày bình yên tại gia. Những cử chỉ vô ý mà tưởng chừng như hữu ý “ngẩng – cúi diễn ra một cách tự nhiên, ngay cả nhân vật trữ tình dường như không nhận ra được bởi cảm xúc đang bị nuốt trọn bởi nỗi niềm nhớ quê hương da diết của một lữ khách xa quê. Bởi vậy, 2 câu thơ cuối đã lột tả được rõ nét nhất cấu tứ của toàn bộ bài thơ, thể hiện một cách rõ nét nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình.


2.08619 sec| 2382.203 kb