SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Soạn bài Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

572 lượt xem
Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Hoàng Lê nhất thống chí cực ngắn cấp tốc - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái phổ thông nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm đại ý và bố cục văn bản

Trả lời

- Đại ý:

Qua hồi thứ 14 này, tác giả đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước, hại dân.

- Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)”: Được tin Lê Chiêu Thống đem quân Thanh vào cõng rắn cắn gà nhà, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm đại binh ra Bắc dẹp giặc.
  • Phần 2: Tiếp đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của quân Tây Sơn
  • Phần 3: Còn lại: Thất bại thảm hại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ:

- Là một người rất mạnh mẽ và quyết đoán: Quyết định lên ngôi, tiến quân dẹp giặc đều trong thời gian ngắn

- Là một người biết nhìn xa trông rộng, trọng dụng người hiền tài: Với việc để lại Ngô Thì Nhậm làm mưu sĩ bên cạnh các mãnh tướng, tìm chí sĩ Nguyễn Thiếp hỏi cơ mưu, chuẩn bị phương án hòa hoãn với quân Thanh khi chiến tranh còn chưa kết thúc,...

- Là một nhà quân sự tài ba: Tuyển quân, duyệt binh, hành quân thần tốc; phương thức tác chiến độc đáo, biết cách khích lệ lòng quân; biết chớp thời cơ mà đánh giặc,...

Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh vị anh hùng dân tộc này:

Ngô gia văn phái vốn là những tác giả vốn trung thành với nhà Lê nhưng họ đã miêu tả Quang Trung - Nguyễn Huệ với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp của sự oai phong lẫm liệt.

Cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả ở đây là tinh thần dân tộc không thể chối bỏ của người Việt, tinh thần thượng tôn sự thật của một nhà chép sử và sự khâm phục thực sự đối với tài năng của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Trả lời

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

- Quân tướng nhà Thanh:

  • Tướng Tôn Sĩ Nghị bất tài nhưng kiêu căng, khi giặc đến chỉ biết trốn chạy
  • Quân sĩ mới đầu đến cũng rất kiêu căng, nhưng khi quân Tây Sơn đến lại không có sức chiến đấu, nhanh chóng đầu hàng. Sầm Nghi Đống không chống lại được đành thắt cổ tự tử. Quân sĩ giẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước

- Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

  • Chấp nhận luồn cúi để được sống sung sướng, bán nước cầu vinh mà xin viện trợ từ quân Thanh
  • Khi quân Tây Sơn đến cũng chỉ biết trốn chạy, thậm chí cướp thuyền của dân để chạy
  • Chấp nhận sống lưu vong, bị coi thường, phải cạo tóc giống người Mãn Thanh và chết trong sự ghẻ lạnh

Sự khác biệt trong cách miêu tả cuộc chạy trốn của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống

- Cuộc tháo chạy của quân Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả với tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

- Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp chậm hơn, lời miêu tả cũng dài hơn, tỉ mỉ hơn  ngậm ngùi, chua xót, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống

Vì sao có sự khác biệt như vậy?

Bởi tác giả cũng là người Việt nên căm thù quân xâm lược, còn đối với vua tôi Lê Chiêu Thống vẫn có chút tình cảm tiếc nuối cho một vương triều mà họ từng phụng sự.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này

Trả lời

Nghệ thuật trần thuật được tác giả viết rất đặc sắc, được thể hiện qua hai yếu tố sau:

- Các văn bản lịch sử thường ghi lại sự kiện theo mốc thời gian nhưng ở hồi thứ 14 này tác giả đã miêu tả theo tuyến nhân vật làm người đọc dễ dàng hiểu được nội dung xuyên suốt mà không bị gián đoạn bởi mốc thời gian.

- Lột tả được sự đối lập giữa hai đội quân một thiện chiến dũng mãnh một hèn nhát, bạc nhược và trung thành với lịch sử dân tộc.

Luyện tập
Trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Trả lời

Ngày 30 tháng Chạp, vua Quang Trung cho quân lính ăn Tết sớm, tối ngày 30 lập tức lên đường. Trên đường đi đánh tan quân trấn thủ ở sông Gián, lại bắt sống toàn bộ những kẻ do thám, không cho chúng chúng truyền tin cho những đạo quân khác. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân Tây Sơn vây chiếm đồn Hà Hồi, tịch thu khí giới và lương thực của kẻ thù. Ngày mồng 4 Tôn Sĩ Nghị mới nhận được tin vua Quang Trung đã ra bắc, chiếm được đồn Hà Hồi. Mờ sáng ngày mồng 5, nhà vua cho quân dàn trận chữ nhất, công thủ chặt chẽ, kết hợp sự giúp sức của trời đất nhanh chóng chiếm được đồn Ngọc Hồi. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung mang quân tiến vào Thăng Long, tướng sĩ quân Thanh cùng vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy trong tình cảnh tủi nhục, thảm hại. Dưới sự chỉ đạo tài tình và mưu lược của vua Quang Trung chỉ trong vòng mười ngày quân ta đã thần tốc đại phá quân Thanh.

Soạn bài Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ngắn nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm đại ý và bố cục văn bản

Trả lời

- Đại ý: Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã khắc họa chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, kết cục của chúng cũng như bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống.

- Bố cục đoạn trích:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến “đừng cho là nói khoác”): Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn.
  • Đoạn 2 (còn lại): Sự thảm bại của quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ:

- Là một nhà quân sự tài ba

- Là một nhà chính trị lỗi lạc, biết nhìn xa trông rộng

- Là một người rất mạnh mẽ và quyết đoán

Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh vị anh hùng dân tộc này:

Cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả là tinh thần dân tộc vượt lên cả quan điểm về đảng phái, bởi Quang Trung - Nguyễn Huệ là một người anh hùng thực sự không gì che dấu được.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Trả lời

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

- Quân tướng nhà Thanh: Lúc ra đến thì “binh hùng tướng mạnh”, tướng Tôn Sĩ Nghị tự mãn kiêu căng; lúc rút lui thì tướng tháo chạy đầu tiên, thái thú tự vẫn, binh sĩ giẫm đạp lên nhau mà chết,...

- Vua tôi Lê Chiêu Thống: Chấp nhận luồn cúi trước quân Thanh để cầu vinh nhưng kết cục cũng phải trốn chui trốn lủi, lưu vong, sống nhục nhã và chết bên xứ người.

Sự khác biệt trong cách miêu tả cuộc chạy trốn của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống

Tác giả miêu tả cuộc trốn chạy của quân Thanh chi tiết, dồn dập, dứt khoát xen lẫn sự hả hê còn của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả âm hưởng chậm hơn, dài hơn.

Vì sao có sự khác biệt như vậy?

Bởi nhóm tác giả là người phụng thờ nhà Lê - khi vương triều mình từng phụng sự sụp đổ một cách nhục nhã thì vẫn có chút thương xót, còn với quân Thanh là giặc cướp nước thì chỉ có vui vẻ, hả hê.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này

Trả lời

Nghệ thuật trần thuật được tác giả viết rất đặc sắc, được thể hiện qua hai yếu tố sau:

- Các văn bản lịch sử thường ghi lại sự kiện theo mốc thời gian nhưng ở hồi thứ 14 này tác giả đã miêu tả theo tuyến nhân vật làm người đọc dễ dàng hiểu được nội dung xuyên suốt mà không bị gián đoạn bởi mốc thời gian.

- Lột tả được sự đối lập giữa hai đội quân một thiện chiến dũng mãnh một hèn nhát, bạc nhược và trung thành với lịch sử dân tộc.

Luyện tập
Trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Trả lời

Ngày 30 tháng Chạp, vua Quang Trung cho quân lính ăn Tết sớm, tối ngày 30 lập tức lên đường. Trên đường đi đánh tan quân trấn thủ ở sông Gián, lại bắt sống toàn bộ những kẻ do thám, không cho chúng chúng truyền tin cho những đạo quân khác. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân Tây Sơn vây chiếm được đồn Hà Hồi, mờ sáng ngày mồng 5 cũng nhanh chóng chiếm được đồn Ngọc Hồi. Giữa trưa cùng ngày, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, tướng sĩ quân Thanh cùng vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy trong tình cảnh tủi nhục, thảm hại. Chỉ trong vòng mười ngày quân ta đã thần tốc đại phá quân Thanh.

Soạn bài Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái hay nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm đại ý và bố cục văn bản

Trả lời

- Đại ý:

Hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả đã khắc họa một cách chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với cuộc tiến công thần tốc, chiến thắng lẫy lừng và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược cùng bè lũ vua quan bán nước, hại dân Lê Chiêu Thống.

- Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)”: Ngay khi nhận được tin Lê Chiêu Thống đem quân Thanh tràn vào Bắc Hà mà không hao tổn binh lực, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm đại binh ra Bắc dẹp giặc.
  • Phần 2: Tiếp đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của quân Tây Sơn
  • Phần 3: Còn lại: Thất bại thảm hại của quân Thanh và kết cục bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ:

- Là một người rất mạnh mẽ và quyết đoán:

  • Nhận được tin tức quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, vua Lê hàng giặc mà nhận sắc phong, Nguyễn Huệ liền họp các tướng sĩ, lên ngôi Hoàng đế, đích thân cầm quân đánh giặc.

- Là một người biết nhìn xa trông rộng, trọng dụng người hiền tài:

  • Trước khi lui vào Nam biết để lại tướng giỏi kèm văn nhân mưu lược là Ngô Thì Nhậm để nắm giữ thời cục.
  • Biết lắng nghe người hiền tài là Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu, chuẩn bị sách lược đúng đắn
  • Chuẩn bị trước phương án hòa hoãn với nhà Thanh để có được hòa bình sau chiến tranh

- Là một nhà quân sự tài ba:

  • Cuộc hành quân ra Bắc vỏn vẹn chỉ có 10 ngày để đánh tan quân xâm lăng
  • Biết chớp thời cơ, lợi dụng tình hình giặc mất cảnh giác mà đánh
  • Chiến lược, chiến thuật táo bạo, bất ngờ, sáng tạo không chỉ trong cách bày binh bố trận mà còn trong cách tuyển quân, quá trình di chuyển thần tốc.
  • Thưởng phạt phân minh với quân sĩ
  • Biết cách khích lệ lòng quân bởi đánh giặc trong đúng dịp Tết cổ truyền

Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh vị anh hùng dân tộc này:

Trước tiên, chúng ta phải biết rằng Ngô gia văn phái vốn là những tác giả vốn trung thành với nhà Lê - những người coi quân Tây Sơn chính là giặc cỏ, quân phản loạn cần được khai trừ. Nhưng họ đã miêu tả Quang Trung - Nguyễn Huệ với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp của sự oai phong lẫm liệt. Cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả ở đây có thể nói đến hai điểm:

  • Một là cho dù thế nào đi nữa thì Quang Trung - Nguyễn Huệ đúng là một vị anh hùng, một người có tài thực sự không thể nào chối bỏ.
  • Hai là, tác giả đã đứng trên tinh thần dân tộc để phản ánh sự thật chứ không đứng trên quan điểm về đảng phái, chứng tỏ tinh thần tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật của những người chép sử. Những gì họ ghi chép lại luôn mang đến cho con cháu đời sau những gì chân thực nhất, mang tính thuyết phục rất cao.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Trả lời

- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được tác giá miêu tả rất cụ thể qua các chi tiết:

  • Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự mãn làm trễ nải việc quân: "chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc", khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”,…
  • Quân sĩ bạc nhược, hèn nhát: Thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn ở Gò Đống Đa. Khi nghe quân Tây Sơn đến, quân Thanh ở đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

- Vua tôi Lê Chiêu Thống:

  • Vì lợi ích của mình mà bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà, chấp nhận luồn cúi trước quân Thanh
  • Khi quân Tây Sơn đánh đuổi quân Thanh: Bỏ chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, chấp nhận sống lưu vong, bị đối xử tệ bạc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh cuối cùng chết trong nhục nhã.

Sự khác biệt trong cách miêu tả cuộc chạy trốn của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống

- Điểm chung: Đều có sự khách quan, trung thực, tôn trọng lịch sử.

- Điểm khác biệt:

  • Miêu tả cuộc chạy trốn của quân Thanh chi tiết, dồn dập, vừa mạnh mẽ, dứt khoát lại có chút hả hê cho những kẻ xâm lược
  • Miêu tả cuộc chạy trốn của vua tôi Lê Chiêu Thống chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi

Vì sao có sự khác biệt như vậy?

Bởi với tác giả - là những người Việt thì quân Thanh chính là kẻ cướp nước bị thua cuộc phải bỏ chạy trong khi quân ta thắng lợi giòn giã. Trong khi đó, vua tôi Lê Chiêu Thống chính là vương triều mà tác giả phụng thờ trong quan niệm của các nhà Nho thời bấy giờ về đạo vua - tôi, quân - thần.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này

Trả lời

Nghệ thuật trần thuật được tác giả viết rất đặc sắc, được thể hiện qua hai yếu tố sau:

- Các văn bản lịch sử thường ghi lại sự kiện theo mốc thời gian nhưng ở hồi thứ 14 này tác giả đã miêu tả theo tuyến nhân vật: Vua tôi Quang Trung Nguyễn Huệ hành động như thế nào, quân Thanh ra sao và cuối cùng đến vua tôi Lê Chiêu Thống. Điều này làm người đọc dễ dàng hiểu được nội dung xuyên suốt mà không bị gián đoạn bởi mốc thời gian.

- Lột tả được sự đối lập giữa hai đội quân một thiện chiến dũng mãnh một hèn nhát, bạc nhược và trung thành với lịch sử dân tộc.

 

Luyện tập
Trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Trả lời

Trưa ngày 30 tháng Chạp, vua Quang Trung làm lễ khao quân, ăn tết sớm, hẹn với các tướng lĩnh của mình mồng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng rồi chia quân làm năm đạo, riêng mình chỉ huy một đạo tiến quân ra Bắc. Đêm cùng ngày cả đoàn quân tức tốc lên đường. Trên đường đi, quân Tây Sơn bắt sống toàn bộ lính do thám của quân Thanh nên không có ai chạy về báo tin cho những đạo quân ở Thăng Long biết cả.

Theo dự đoán của Tôn Sĩ Nghị, ít nhất phải rằm tháng Giêng quân Tây Sơn mới kéo ra tới nơi, lúc kéo ra thì cũng mệt nhọc không có sức chiến đấu, lại thêm vũ khí quân Thanh được trang bị là súng Thần Xa nên rất kiêu căng, không hề có chút phòng bị. Ngờ đâu, nhờ chiến lược hành quân thần tốc, ngày mồng 3 Tết đại quân của vua Quang Trung đã tập kích đồn Hà Hồi. Quân giặc sợ hãi bèn bó tay chịu trói, nộp vũ khí đầu hàng.

Ngày mồng 4 Tết, Tôn Sĩ Nghị mới nghe tin cấp báo từ đồn Ngọc Hồi nhưng đã ở vào thế trở tay không kip

Ngày mồng 5 Tết quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi với thế như chẻ tre. Mặc dù quân Thanh có pháo Thần Xa nhưng trước những tấm khiên có tẩm rơm đã thấm nước, chúng chẳng có tác dụng gì cả. Chưa kể lợi dụng gió Bắc, quân giặc dùng ống phun khói lửa tỏa ra mù trời hòng làm đội ngũ quân ta rối loạn nhưng đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên; chẳng mấy chốc trời đổi chiều gió như muốn giúp quân Tây Sơn khiến quân Thanh lâm vào cảnh gậy ông đập lưng ông. Không chống đỡ nổi, quân Thanh bỏ chạy tan tác, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị cũng sợ mất mật bỏ cả ấn tín mà chạy, vua tôi Lê Chiêu Thống cũng dắt díu nhau mà rời khỏi Thăng Long. Một nhánh quân khác được chi huy đánh nghi binh ở phía Đông, khu vực bờ đê Yên Duyên nhằm buộc địch phải bỏ chạy về hướng đầm Mực, làng Quỳnh Đô (nay là huyện Thanh Trì). Ở đây quân Tây Sơn đã bố trí sẵn mai phục đón địch, giặc chết vô số kể.

Giữa trưa ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu 1789, vua Quang Trung đem quân tiến vào thành Thăng Long, đại phá quân Thanh!

Xem tiếp: SOẠN BÀI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TIẾP THEO)

 

0.43085 sec| 3131.586 kb