Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

42 lượt xem

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội phổ thông nhất

Câu 1
(trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào tiêu đề và phần mở đầu của tác phẩm để xác định vấn đề

Bài viết bàn luận về việc lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống. Đó là sự lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh.


Câu 2
(trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào những luận điểm chính của tác phẩm.

Các luận điểm được tác giả triển khai đó là:

- LD1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”

- LD2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế

- LD3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm

- LD4: Phản bác ý kiến trái chiều

- LD5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe

→ Các luận điểm trên có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề mà bài viết bài luận.

Câu 3
(trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào lý lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng trong bài

- LD1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”

+ Lý lẽ: Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra được những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời… lắng nghe có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

+ Bằng chứng: biết lắng nghe là khả năng chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của người khác hoặc biết hòa điệu với thế giới xung quanh.

- LD2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế

+ Lí lẽ: Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hàng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thì thầm” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm.

+ Bằng chứng: tâm sự của một em bé đang nằm trên giường bệnh về ước mơ được tiếp tục đến trường; tiếng thở dài của những người nông dân; nỗi mong mỏi được về quê sum họp dâng lên trong ánh mắt của những người lao động nghèo…

+ Lí lẽ: Biết lắng nghe, ta biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ

+ Bằng chứng: vui mừng khi nghe tin em bé mười tám tháng tuổi được cứu sống trên biển Thổ Nhĩ Kì; đau buồn khi nghe những lời nói trong tiếng nấc nghẹn ngào của thân nhân những hành khách…

- LD3: Bàn luận về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên trải nghiệm

+ Lý lẽ: sẽ là đơn giản hơn nếu nghĩ rằng trong cuộc sống này, chỉ con người mới cất lên tiếng nói.

+ Bằng chứng: thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói riêng của nó; tiếng lá rơi; tiếng giọt sương lăn trên tàu tiêu… tiếng thở dài bất lực của rừng câu, tiếng lá xạc xào run rẩy, tiếng kêu khe khẽ đầy sợ hãi của loài thú hoang…

- LD4: Phản bác ý kiến trái chiều

+ Lý lẽ: bạn cũng có quyền chọn cách sống bỏ qua những tiếng thì thầm ấy để tránh phiền toái, không phải lo nghĩ về những việc không liên quan.

+ Bằng chứng: chẳng còn những ánh mắt chia sẻ, những bàn tay đan kết, những cử chỉi dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

- LD5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe

+ Lý lẽ: lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp.

+ Bằng chứng: giúp chúng ta biết cảm nhận chân thực và trân quý hơn những giá trị sống quanh mình; lắng nghe từng tiếng tích tắc đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở…

Câu 4
(trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đưa ra quan điểm của bản thân.

Theo em, bài viết trên có thể bổ sung một vài bằng chứng cụ thể hơn, nghĩa là lấy ví dụ về sự lắng nghe của người nổi tiếng hay những người có sức ảnh hưởng nhất định. Như vậy, bài viết sẽ được cụ thể hóa hơn, dẫn chứng sẽ phong phú hơn đồng thời đem đến những hiểu biết nhất cho người đọc.


0.49338 sec| 2374.063 kb