SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Soạn bài Hội thoại

279 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Hội thoại phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích (trang 92, 93 SGK Ngữ văn 8 tập 2) là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?

Trả lời:

Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới.

- Người cô ở vai trên

- Hồng là vai dưới

Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách?

Trả lời:

Cách xử sự của người cô đáng chê trách chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.

Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình đế giữ thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy:

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình đế giữ thái độ lễ phép:

- Nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng cúi đầu không đáp”, “cười đáp lại cô”, lặng cúi đầu xuống đất”, cười dài trong tiếng khóc”

Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã hội là quan hệ trên - dưới trong gia đình, Hồng là phận cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng - với bà cô của mình.

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời

Câu 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc;

Trả lời

>

a) Vai xã hội xét về địa vị thì ông giáo có địa vị xã hội cao hơn lão Hạc – một nông dân nghèo. Nhưng vai xã hội xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là vai trên của ông giáo.

b) Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc). Ông giáo xưng hô với lão Hạc làcụ, gọi gộp mình với lão làông con mình(thể hiện sự kính trọng người già). Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc làtôi(không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).

c) Lạo Hạc gọi người xưng hô với mình làông giáo, dùng từ dạy thay từ nói (thể hiện sự kính trọng người có vai xã hội cao hơn). Trong cách nói của mình, lão Hạc cũng dùng các từ như:chúng mình, nói đùa thế,… những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.

Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó.

Câu 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Trả lời

Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Lời giải chi tiết

Ví dụ:

- Ngày mai cậu đi chơi Đầm Sen với lớp không? - Minh hỏi

- Tất nhiên là có rồi! - Nam hớn hở trả lời.

- Thế còn cậu? - Nam hỏi lại Minh

- Rất tiếc là tớ không đi được. - Minh buồn rầu đáp.

Nam nhìn sang bạn, có một cái gì đó thẳm sâu buồn trong mắt Minh. Lòng Nam chợt se lại.

+ Hai người cùng vai với nhau (bạn bè) thể hiện qua cách xưng hô cậu - tớ.

+ Thái độ đối xử: thân mật gần gũi.

+ Tâm trạng của Minh: không được vui lắm qua giọng trả lời buồn buồn và không mấy hào hứng.

+ Thái độ của Nam đối với Minh: thương cảm, chia sẻ “lòng Nam chợt se lại”.

Soạn bài Hội thoại ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc;

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Hội thoại hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Qua cách miêu tả cuộc đối thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy tính cách của nhân vật được thể hiện:

- Cai Lệ được tác giả xây dựng dưới một hình tượng là một kẻ hống hách, lòng man rợ luôn tỏ vẻ oai phong cậy quyền thế để ức hiếp người khác:

      + “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau!”

      + “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà mày dám mở mồm ra xin khất!”

- Người nhà lí trưởng là chúa nịnh bợ cai lệ nhưng lại lên mặt với chị Dậu:

      + “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!”

      + “Chị khất sưu đến chiều mai phải không?”

- Chị Dậu người phụ nữ cam chịu vì chồng con, chịu đựng mọi răn đe đánh đập nhưng khi nỗi uất giận chạm tới đỉnh thì chị sẽ vùng lên mạnh mẽ:

      + “Cháu van ông,.. xin ông tha cho!”

      + “hồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”

      + “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

- Anh Dậu người đàn ông duy nhất trong gia đình nhưng lại yếu đuối ốm đau bệnh tật, sợ hãi bọn thống trị:

      + “U nó không được thế. Người ta đánh mình không sao chứ mình đánh người ta mình phải tù, phải tội.”

Câu 2 (trang 103 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trả lời câu hỏi:

a. Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí ngược chiều nhau

- Khi thấy mẹ về, cái Tí hồ hởi vội vã sốt sắng chạy vội tới hỏi mẹ về chuyện của bố, biết mẹ bị tên Cai Lệ đánh Tí hỏi thăm tình hình  của mẹ. Nhưng lúc đó trong tâm trạng buồn chán vì đã bán cái Tí, trước cảnh sắp phải chia tay con dắt con sang nhà Nghị Quế, chị Dậu lằng người lại không muốn bắt chuyện với ai, kể cả là với cái Tí và không nói gì với con.

- Khi biết được mình được bán sang nhà Nghị Quế, cái Tí oà khóc lên, van xin mẹ cho mình ở nhà. Tìm hết lời này đến lớp khác để vỗ về đứa con ngây thơ của mình, để cái Tí nghe lời mình sang nhà Nghị Quế.

b. Cuộc đối thoại được miêu tả hết sức phù hợp với diễn biến tâm lí của từng nhân vật trong tác phẩm. Đối với cái Tí, ban đầu chưa biết chuyện nên chạy ra hồ hởi hỏi han mẹ, đến lúc biết chuyện nó phải sang ở đợ cho nhà Nghị Quế, òa khóc van xin muốn được ở nhà với thầy với u còn phải chăm các em. Còn chị Dậu, nỗi đau đớn khi phải bán đi đứa con khiến người mẹ phải xé lòng nên chị chỉ biết im lặng, nhưng để cái Tí nghe lời chị nín nhịn dỗ dành, thuyết phục con dẫu cho lòng đau khi mất đứa con dứt ruột đẻ ra.

c. Ở cái Tí sự hồn nhiên hiếu thảo của nó đối với thầy u đã là cho câu chuyện trở nên kịch tính hơn khiến người mẹ phải đau đớn xót thương.

- Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo bao nhiêu thì sự đau xót trong lòng người mẹ càng tăng lên bấy nhiêu, nỗi lòng yêu con thương con không muốn rời xa đứa con ngây thơ một mực vì gia đình thầy u. Nỗi đau đáu của Người mẹ phải bán con trong chị cứ ngày một tăng dần, nuối tiếc không vơi

Câu 3 (trang 107 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sự im lặng của nhân vật "tôi" trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi biểu thị:

- Tấm lòng của người em gái đối với anh trai biết bao trìu mến thương yêu khiên cho chính anh trai cô nhân vật “tôi” đầy sự bất ngờ ngỡ ngàng. Điều làm anh ngạc nhiên nhất chính là trước đây anh không nhận ra sự quan tâm đặc biệt ấy vẫn diễn ra thường ngày trong cuộc sống của anh mà anh không nhận ra sớm.

- Sự xấu hổ tột cùng của người anh không dám nói thành lời, chứng kiến em gái mình luôn yêu thương trân trọng mình nhận ra biết bao điều tốt đẹp ẩn chứa trong người anh dẫu vậy mà anh lại chỉ nhìn nhận vào những mặt tiêu cực của em gái.

Câu 4 (trang 107 Ngữ Văn 8 Tập 2)

“Im lặng là vàng” nhưng không phải bất cứ hoàn cảnh nào, địa điểm nào cũng đều im lặng nhưng không phải lúc nào cũng nên nói ra. Ví dụ như:

- Khi cuộc nói chuyện nếu tiếp diễn sẽ xảy ra những tiêu cực cho mọi người xung quanh thì “Im lặng là vàng”. Lúc đó sự im lặng thể hiện sự giữ gìn cho bản thân hay người đối diện tình bạn tình đoàn kết tôn trọng ý kiến của nhau, tránh được những trường hợp có thể xảy ra cá xích mích không cần thiết. Im lặng không phải vì ta không biết mà ta phải biết tự ý thức nhìn nhận được việc mà ta đang xem xét đánh giá đó là tốt hay xấu, đúng hay sai nhìn nhận vấn đề đang được thể hiện một cách đúng đắn để đưa ra nhận định phù hợp nhất trong hoàn cảnh lúc bấy giờ rồi đưa ra phán đoán cho việc im lặng là đúng hay không.

- Trong một số trường hợp thì im lặng là “dại khờ như những lũ người câm” thật vậy vì ta không thể nào hèn nhát nhu nhược trước những hành động tiêu cực mà ta đang phải hứng chịu, bản thân bị chỉ trích nên ta cần phải đứng lên nói những lời đáng nói và được nói để tự cứu lấy bản thân mình.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc;

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.47427 sec| 2432.867 kb