Soạn văn Lớp 11

Soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

235 lượt xem
Soạn bài: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Hương cực ngắn - sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Trả lời

Điểm nhìn của tác giả : 

- Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự chuyển động liên tiếp, Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: Điểm nhìn mùa thu được quan sát gần chính là chiếc thuyền câu và mặt ao, sau đó tác giả đưa tầm mắt lên cao nhìn lên bầu trời, phóng ra xa nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu là những cảnh vật xuất hiện trước mặt.

- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu lại được mở ra với nhiều chiều không gian, được quan sát từ nhiều góc độ khiến nó trở nên sinh động.

Câu 2
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Trả lời

- Bức tranh mùa thu trong bài thơ hiện lên với những nét đặc trưng cho mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Khung cảnh mùa thu trong tác phẩm hiện lên với những đường nét miêu tả tinh tế, đầy nét hội họa như 1 bức tranh thiên nhiên phong phú, trữ tình.

+ Ao thu với làn nước "trong veo" -->. Hình ảnh sóng gợn lăn tăn, mang sự nhẹ  nhàng khi trời vào thu.

+"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" --> Bầu trời cao xanh lồng lộng, không khí dìu dịu, thể hiện sự nhẹ nhàng, lửng lơ của những đám mây trôi.

+ "Một chiếc thuyền con bé tẻo teo" , "vắng teo"-->Không gian vắng lặng, yên tĩnh. 

+" Ngõ trúc quanh co" --> hình ảnhbình dị, thân thuộc quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê đơn sơ Bắc bộ.

+ Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá.

Câu 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Trả lời

- Chuyển động: "khẽ", "đưa vèo", "gợn tí".

- Màu sắc: "trong veo", "sóng biếc", "lá vàng", "trời xanh ngắt".

- Hỉnh ảnh: "ao thu", "thuyền câu", "lá vàng", bầu trời, "ngõ trúc",...

- Âm thanh: gió nhẹ

- Trong không gian có sự đối lập

Không gian của bầu trời sâu, rộng đối lập với mặt ao hẹp khuất với ngõ trúc trong làng.

- Không gian hiu quạnh, thoáng buồn, đầy cô đơn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.Sự tĩnh lặng đến độ được tác giả có thể nghe được tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

=> Không gian vắng lặng, hiu quanh, mở ra một khung cảnh yên tĩnh, thanh bình, ẩn dật , một không gian lánh đời, thoát tục, người câu cá muốn tìm sự yêu tĩnh, bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Đó cũng chính là nỗi cô quạnh , tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ.

Câu 4
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.

Trả lời

- Vần được sử dụng trong bài thơ rất đặc biệt.

- Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ,được xem như vần chết thế nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo, khiến cho chính nó trở nên nội bật và khiến cho bài thơ trở nên đặc biệt.

- Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian  trống vắng, heo hút  phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.

Câu 5
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này được chứng minh thông qua sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ củatác giả. Nhà thơ đã quan sát khung cảnh mùa thu vùng Tây Bắc bằng tất cả giác quan và con tim bởi nếu không phải xuất phát từ sự gắn bó và niềm yêu thương tha thiết thì không thể vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Đặc trưng của mùa thu là khung cảnh vô cùng nên thơ và thanh bình, cũng chính vì nét thanh bình, tĩnh lặng ấy khiến cho nó không thể nào thoát khỏi nét thoáng buồn của sự cô đơn. Cảnh buồn một phần bởi thi đề mùa thu trong văn học vốn đã gắn với những nét buồn sầu man mác nhưng có lẽ cái nét buồn vương vấn trong bài thơ chủ yếu là cái nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Suốt cả bài thơ, ta chỉ thấy được những hình ảnh thiên nhiên nhưng đây là bút pháp tả cảnh ngụ tình, nó thể hiện được tâm ý của tác giả. Suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu ("Tựa gối buông cần lâu chẳng được") mà thực không phải thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông không thể nói là không sâu sắc. Chỉ có điểu nó trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.

Luyện tập
Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Câu cá mùa thu.

Trả lời

Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Câu cá mùa thu.

Lời giải chi tiết

Bài thơ cho thấy Nguyễn Khuyến là một bậc thầy trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Các từ ngữ thể hiện rằng đây không chỉ đơn thuần là hình ảnh thiên nhiên khi vào mùa thu mà còn mang đầy tâm tư của nhân vật trữ tình.

- Dùng vần "eo" rất có tạo hình, gợi cảm giác xa xôi, heo hút, vắng lặng mà cô đơn.

- Nghệ thuật đối được vận dụng nhuần nhuyễn qua các cặp câu thơ 3-4, 5-6 tạo nên bức tranh toàn cảnh, chỉ với mấy câu thơ mà bao quát cả cảnh trời đất.

- Các từ mang sắc thái màu sắc của mùa thu: "sóng biếc", "lá vàng"; các từ chỉ trạng thái vắng vẻ, đìu hiu: "lơ lửng", "quanh co".

- Tâm trạng ẩn kín dưới các hình tượng thiên nhiên được miêu tả bằng một ngôn ngữ tinh tế.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Có hai cảnh chia

Cách chia 1:

    + Hai câu đề: Miêu tả quang cảnh mùa thu

    + Hai câu thực: Miêu tả những chuyển động của mùa thu

    + Hai câu luận: Bầu trời hiện lên cùng với khung cảnh làng quê

    + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

- Cách chia 2:

    + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ

    + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu

.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua sự quan sát tinh tế cùng với tài năng gợi tả tinh tế của mình, Nguyễn Khuyến đã khắc họa sinh động cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tâm trạng của tác giả.

Soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Trả lời

Điểm nhìn của tác giả

- Góc nhìn của tác giả đối với khung cảnh được quan sát từ gần xong lên cao, đưa ra xa sau đó lại được thu lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

- Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến con nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.

Câu 2
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Trả lời

Nét riêng của cảnh sắc mùa thu

- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:

    + Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

    + Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...

- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …

⇒ Một bức tranh mùa thu trong trẻo, tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Trả lời

- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

⇒ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 4
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.

Trả lời

- Cách gieo vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm, được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình.

- Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời

 Thông qua hình ảnh miêu tả mùa thu trong Thu Điếu, tác giả đã cho người đọc thấy được tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, tấm lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên và con người dù thầm kín nhưng vô cùng sâu sắc

Luyện tập
Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Câu cá mùa thu.

Trả lời

Nghệ thuật ngôn ngữ trong tác phẩm Thu Điếu : tả cảnh ngụ tình

- Hình ảnh mùa thu dịu dàng, trữ tình, thanh bình gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng

- Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ

- Vần “eo” được tác giả sử dụng rất tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục

  + Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu

    + Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu

    + Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê

    + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Câu cá mùa thu thể hiện tài năng miêu tả, khắc họa cảnh sắc mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến để từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của ông.

Soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Trả lời

Điểm nhìn của tác giả : 

- Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự chuyển động liên tiếp, Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: Điểm nhìn mùa thu được quan sát gần chính là chiếc thuyền câu và mặt ao, sau đó tác giả đưa tầm mắt lên cao nhìn lên bầu trời, phóng ra xa nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu là những cảnh vật xuất hiện trước mặt.

- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu lại được mở ra với nhiều chiều không gian, được quan sát từ nhiều góc độ khiến nó trở nên sinh động.

Câu 2
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Trả lời

- Bức tranh mùa thu trong bài thơ hiện lên với những nét đặc trưng cho mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Khung cảnh mùa thu trong tác phẩm hiện lên với những đường nét miêu tả tinh tế, đầy nét hội họa như 1 bức tranh thiên nhiên phong phú, trữ tình.

+ Ao thu với làn nước "trong veo" -->. Hình ảnh sóng gợn lăn tăn, mang sự nhẹ  nhàng khi trời vào thu.

+"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" --> Bầu trời cao xanh lồng lộng, không khí dìu dịu, thể hiện sự nhẹ nhàng, lửng lơ của những đám mây trôi.

+ "Một chiếc thuyền con bé tẻo teo" , "vắng teo"-->Không gian vắng lặng, yên tĩnh. 

+" Ngõ trúc quanh co" --> hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc bộ.

+ Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá.

Câu 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Trả lời

- Chuyển động: "khẽ", "đưa vèo", "gợn tí".

- Màu sắc: "trong veo", "sóng biếc", "lá vàng", "trời xanh ngắt".

- Hỉnh ảnh: "ao thu", "thuyền câu", "lá vàng", bầu trời, "ngõ trúc",...

- Âm thanh: gió nhẹ

- Trong không gian có sự đối lập

Không gian của bầu trời sâu, rộng đối lập với mặt ao hẹp khuất với ngõ trúc trong làng.

- Không gian hiu quạnh, thoáng buồn, đầy cô đơn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.Sự tĩnh lặng đến độ được tác giả có thể nghe được tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

=> Không gian vắng lặng, hiu quanh, mở ra một khung cảnh yên tĩnh, thanh bình, ẩn dật , một không gian lánh đời, thoát tục, người câu cá muốn tìm sự yêu tĩnh, bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Đó cũng chính là nỗi cô quạnh , tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ.

Câu 4
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.

Trả lời

- Vần được sử dụng trong bài thơ rất đặc biệt.

- Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ,được xem như vần chết thế nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo, khiến cho chính nó trở nên nội bật và khiến cho bài thơ trở nên đặc biệt.

- Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian  trống vắng, heo hút  phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.

Câu 5
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này được chứng minh thông qua sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ củatác giả. Nhà thơ đã quan sát khung cảnh mùa thu vùng Tây Bắc bằng tất cả giác quan và con tim bởi nếu không phải xuất phát từ sự gắn bó và niềm yêu thương tha thiết thì không thể vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Đặc trưng của mùa thu là khung cảnh vô cùng nên thơ và thanh bình, cũng chính vì nét thanh bình, tĩnh lặng ấy khiến cho nó không thể nào thoát khỏi nét thoáng buồn của sự cô đơn. Cảnh buồn một phần bởi thi đề mùa thu trong văn học vốn đã gắn với những nét buồn sầu man mác nhưng có lẽ cái nét buồn vương vấn trong bài thơ chủ yếu là cái nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Suốt cả bài thơ, ta chỉ thấy được những hình ảnh thiên nhiên nhưng đây là bút pháp tả cảnh ngụ tình, nó thể hiện được tâm ý của tác giả. Suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu ("Tựa gối buông cần lâu chẳng được") mà thực không phải thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông không thể nói là không sâu sắc. Chỉ có điểu nó trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.

Luyện tập
Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Câu cá mùa thu.

Trả lời

Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Câu cá mùa thu.

Lời giải chi tiết

Bài thơ cho thấy Nguyễn Khuyến là một bậc thầy trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Các từ ngữ thể hiện rằng đây không chỉ đơn thuần là hình ảnh thiên nhiên khi vào mùa thu mà còn mang đầy tâm tư của nhân vật trữ tình.

- Dùng vần "eo" rất có tạo hình, gợi cảm giác xa xôi, heo hút, vắng lặng mà cô đơn.

- Nghệ thuật đối được vận dụng nhuần nhuyễn qua các cặp câu thơ 3-4, 5-6 tạo nên bức tranh toàn cảnh, chỉ với mấy câu thơ mà bao quát cả cảnh trời đất.

- Các từ mang sắc thái màu sắc của mùa thu: "sóng biếc", "lá vàng"; các từ chỉ trạng thái vắng vẻ, đìu hiu: "lơ lửng", "quanh co".

- Tâm trạng ẩn kín dưới các hình tượng thiên nhiên được miêu tả bằng một ngôn ngữ tinh tế.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Có hai cảnh chia

Cách chia 1:

    + Hai câu đề: Miêu tả quang cảnh mùa thu

    + Hai câu thực: Miêu tả những chuyển động của mùa thu

    + Hai câu luận: Bầu trời hiện lên cùng với khung cảnh làng quê

    + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

- Cách chia 2:

    + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ

    + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu

.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua sự quan sát tinh tế cùng với tài năng gợi tả tinh tế của mình, Nguyễn Khuyến đã khắc họa sinh động cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tâm trạng của tác giả vào trong tác phẩm Câu cá mùa thu.

0.05681 sec| 2496.625 kb