Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Hành động nói

195 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Hành động nói phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ?

(trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: 

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

(Thạch Sanh)

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

Trả lời:

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

2. Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, vì sau khi nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh đã vội vàng từ giã mẹ con hắn để ra đi.

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.

4. Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

Phần II

Trả lời

MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP

Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì? Trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?

Trả lời:

Câu "Con trăn ấy là con trăn nhà vua nuôi đã lâu" mục đích thông báo.

Câu "Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết" ⟶ mục đích đe dọa.

Câu "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi" ⟶ mục đích đe dọa.

Câu "Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu" ⟶ mục đích hứa hẹn.

 

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.

[…] Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

- Các hành động nói trong đoạn trích thuộc về hai nhân vật chị Dậu và cái Tí (chú ý những câu in đậm).

- Lời của cái Tí: một câu dùng để hỏi, một câu dùng để bộc lộ cảm xúc tuyệt vọng, xót xa. Lời của chị Dậu dùng để thông báo.

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Liệt kê các kiểu hành động nói qua phân tích hai đoạn trích trên.

Trả lời:

Trình bày (báo tin), đe doạ, khuyên, hứa hẹn, hỏi, bộc lộ cảm xúc,…

Phần III

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Trả lời

Câu 3

Trả lời

Soạn bài Hành động nói ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần III

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1 => 2

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Hành động nói hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 71 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Những câu nghi vấn có trong bài Hịch tướng sĩ và mục đích nói của từng câu là:

a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩ sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

→ Trần Quốc Tuấn dùng để khẳng định các tấm gương anh hùng nghĩa sĩ đời nào cũng có.

b. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

→ Khẳng định không thể vui vẻ được trước việc làm sai trái của các tướng sĩ, không đem lại lợi ích cho dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của binh lính và tướng sĩ

c. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?

→ Khẳng định không thể không vui vẻ được.

d. Vì sao vậy?

→ Mục đích: Nêu vấn đề để giải thích.

e. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

→ Mục đích: khẳng định sự đau đớn hèn hạ chỉ biết cúi mặt nhục nhã của những kẻ chỉ biết đứng nhìn không can tâm rửa nhục cho đất nước, không lo trừ hung và không chịu đôc binh sĩ luyện tập theo sách Binh thư yếu lược.

Câu 2 (trang 71 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Những câu trần thuật với mục đích cầu khiến:

a) Câu trần thuật:

- Hễ còn một tên xâm lược ... quét sạch nó đi.

- Quân và dân miền Bắc … miền Nam ruột thịt.

→ Tác dụng:

- Như những lời bộc lộ, tâm sự, giãi bày.

- Thể hiện được sự gần gũi, cổ vũ động viên nhân dân cùng đứng lên chống giặc ngoại xâm của lãnh tụ với nhân dân.

b) Câu trần thuật:

- Điều mong muốn cuối cùng … sự nghiệp Cách mạng thế giới.

→ Tác dụng:

- Sự quan tâm lo lắng của Người đối với Đảng với dân được bộc lộ như những dòng tâm sự, nguyện vọng của Bác trước lúc ra đi.

Câu 3 (trang 72 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Các câu cầu khiến trong đoạn trích biểu hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn với Dế Choắt. Các câu có mục đích cầu khiến:

1. Song, anh có cho phép em mới dám nói.

→ Sự khiêm nhường, nhã nhặn của Dế Choắt

2. Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

→ Lời nói của nhân vật bề trên với thái độ hách dịch

3. Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một ngách sang bên nhà anh…

→Nhân vật yếu thế, cầu xin nhã nhặn, lịch sự.

4. Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.

→Lời mắng nhiếc thể hiện tính hống hách, huênh hoang.

Câu 4 (trang 72 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Có thể dùng các cách hỏi: b, e

Câu 5 (trang 73 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Chọn ý c

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần III

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1 => 2

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.07658 sec| 2424.648 kb