Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

475 lượt xem
Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Chuyện người con gái Nam Xương nhanh, ngắn, chi tiết - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ phổ thông nhất

Câu 1
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Bố cục của truyện

Trả lời

Đoạn 1 (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương, và phẩm hạnh của Vũ Nương. (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”).

 Đoạn 2 (Tiếp đến "trót đã qua rồi"): Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.

 Đoạn 3 (Còn lại): Giấc mơ kỳ lạ và nỗi oan được giải của Vũ nương

Câu 2
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

Trả lời

Câu 3
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời

Nỗi oan khuất của Vũ Nương do hai nguyên nhân chính đưa đến:

  • Trực tiếp: Đứa con nhỏ không phân biệt đâu là cái bóng đâu là người thật. Trương Sinh hay ghen tuông, gia trưởng, độc đoán, đề phòng vợ quá mức. không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh.
  • Gián tiếp: Chiến tranh phi nghĩa kết hợp xã hội phong kiến đề cao quyền lợi của người đàn ông, thân phận người phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình.

- Qua đó, em cảm nhận thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến rất mong manh, không được bảo vệ và tôn trọng, lời nói không có trọng lượng.

Câu 4
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện

Trả lời

- Tình huống truyện có nhiều căng thẳng và bất ngờ, với cách dẫn dắt tình tiết như vậy, câu chuyện rất kịch tính và lôi cuốn. 

- Những lời trần thuật và đối thoại của nhân vật được sắp xếp rất hợp lý, làm cho câu chuyện kể trở nên lôi cuốn và hấp dẫn: Sự phát triển tâm lý nhân vật hợp lý từ khởi đầu đến đỉnh điểm, chi tiết cái bóng đẩy tình tiết câu chuyện lên cao trào. Việc thắt nút và gỡ nút cũng rất đơn giản bằng lời nói con trẻ.

Câu 5
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm những yếu tố kỷ ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời

Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: 

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, 
  • Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi 
  • Chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

- Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo để thu hút người đọc, kích thích trí tưởng tượng của họ, giảm bớt sự đau đớn của một kết cục bi thảm. Ngoài ra, yếu tố này còn làm nổi lên nét đẹp của nhân vật Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung, đồng thời tố cao chế độ phong kiến hà khắc với người phụ nữ cũng như lên án chiến tranh phi nghĩa.

LUYỆN TẬP
Trang 52 SGK Ngữ Văn 9 tập 1
Kể lại câu chuyện Người con gái Nam Xương theo cách của em

Trả lời

Vũ Nương là một cô gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh - con nhà giàu nhưng thất học, hay ghen lấy về làm vợ. Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo cho đến khi mất và nuôi con nhỏ. Vì nhớ thương chồng mà Vũ Nương hay đùa con rằng cái bóng của mình là cha đứa bé. Ba năm sau trở về, lời con trẻ vô tư khiến Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn.

Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu được Linh Phi dưới thủy cung nên được báo đáp và gặp được Vũ Nương. Lúc này Trương Sinh cũng phát hiện nỗi oan của vợ, kết hợp với tín vật mà Phan Lang đưa về đã lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương chỉ hiện về một lần nhưng không ở lại dương gian nữa.

 

 

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ ngắn nhất

Câu 1
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Bố cục của truyện

Trả lời

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"): Nỗi oan khuất và cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

- Đoạn 2 (còn lại): Hoàn cảnh sống của Vũ Nương ở thủy cung và nỗi oan khuất được giải.

Câu 2
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

Trả lời

- Những hoàn cảnh bộc lộ những đức tính của Vũ Nương

  • Lúc chồng chưa ra chiến trường: Khi chồng là một người đa nghi thì cô luôn  “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”.
  • Khi chồng đi lính: Thương nhớ, mong chồng bình yên trở về, chăm sóc mẹ chồng chu đáo, làm ma chay như cha mẹ đẻ
  • Khi bị nghi oan: Tìm cách thanh minh, nhưng không kết quả thì tìm đến cái chết để chứng minh.

- Nhân vật Vũ Nương là một người vợ nết na, thủy chung; là một người con dâu hiếu thảo, đảm đang; là một người mẹ thương con.

Câu 3
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời

- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất là do:

  • Trương Sinh đa nghi và ghen tuông quá mức, lại thêm tính độc đoán, bảo thủ không nghe người khác thanh minh hay khuyên lơn.
  • Hoàn cảnh xã hội khiến Trương Sinh phải xa nhà, cộng thêm quan niệm xã hội đàn ông có quyền mắng nhiếc, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà mà không mang tội dẫn đến thảm kịch gia đình.

- Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến không được tôn trọng và bảo vệ.

Câu 4
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện

Trả lời

Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện rất kịch tính và lôi cuốn. 

- Những lời trần thuật và đối thoại của nhân vật được sắp xếp rất hợp lý, làm cho câu chuyện kể trở nên lôi cuốn, góp phần quan trọng trong miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật.

 

Câu 5
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm những yếu tố kỷ ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời

Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: 

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, 
  • Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
  • Chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về

- Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo để làm nổi lên nét đẹp của nhân vật Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung, đồng thời tố cao chế độ phong kiến hà khắc với người phụ nữ cũng như lên án chiến tranh phi nghĩa.

LUYỆN TẬP
Trang 52 SGK Ngữ Văn 9 tập 1
Kể lại câu chuyện Người con gái Nam Xương theo cách của em

Trả lời

Câu chuyện kể về người con gái quê ở Nam xương có tên là Vũ Nương thùy mị nết na nhưng bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy. Nàng nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Một thời gian sau khi mọi việc được sáng tỏ, nàng được lập đàn tràng giải oan nhưng không quay về dương thế do xã hội phong kiến quá hà khắc với người phụ nữ.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ hay nhất

Câu 1
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Bố cục của truyện

Trả lời

 - Đoạn 1 (Từ đầu đến "muôn dặm quan san"): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh.

- Đoạn 2 (tiếp đến "cha mẹ đẻ mình"): Phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

- Đoạn 3 (tiếp đến "mọi người phỉ nhổ"): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

- Đoạn 4 (tiếp đến "việc trót đã qua rồi"): Trương Sinh phát hiện ra nỗi oan của Vũ Nương nhưng đã muộn

- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ kỳ lạ của Phan lang. Cuộc sống của Vũ Nương ở thủy cung và nỗi oan khiên được giải.

 

Câu 2
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

Trả lời

Câu 3
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời

Nỗi oan khuất của Vũ Nương do hai nguyên nhân chính đưa đến:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Đứa con lên ba nên không phân biệt được cái bóng trên tường với người thật. Trương Sinh hay ghen tuông, gia trưởng, độc đoán, đề phòng vợ quá mức, không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, bỏ qua cả những lời khuyên của xóm làng.
  • Nguyên nhân gián tiếp: Chiến tranh phi nghĩa khiến Trương Sinh phải xa nhà trong một thời gian dài khiến người con không biết mặt cha, bà mẹ vì thương nhớ con mà chết sớm. Xã hội phong kiến đề cao quyền lợi của người đàn ông, Trương Sinh có thể đánh đập mắng nhiếc vợ mà không mang tội, thân phận người phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình.

- Qua đó, em cảm nhận thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến rất mong manh, không được bảo vệ và tôn trọng, lời nói không có trọng lượng.

Câu 4
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện

Trả lời

- Cách dẫn dắt truyện: Theo trình tự thời gian thông thường, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau không bị đảo lộn hay đan xen như những truyện ngắn hiện đại.

- Tình tiết câu chuyện được đan xen rất khéo léo góp phần khắc họa tính cách nhân vật:

  • Trương Sinh dùng trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về nhưng lại là người đa nghi, đề phòng vợ thái quá
  • Lời trăng chối của bà mẹ chồng
  • Lời nói ngây thơ của đứa trẻ
  • Lời phân trần thanh minh của Vũ Nương

- Giọng văn trần thuật: Mang tính khách quan nhưng cũng không kém phần gay cấn

- Lời đối thoại: Mang tính bất ngờ, đột biến và cao trào; nút thắt của câu chuyện hay việc gỡ nút cũng chỉ dựa vào lời nói ngô nghê của con trẻ.

Câu 5
Trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm những yếu tố kỷ ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời

Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: 

  • Chuyện nằm mộng thả con rùa mai xanh của Phan Lang, Phan Lang chạy trốn giặc Minh thi thể dạt vào động của Linh Phi, được cứu sống trở lại và tiếp đón
  • Chuyện Phan Lang và Vũ Nương gặp nhau dưới động rùa của Linh Phi
  • Chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, cờ tán võng lọng, lúc ẩn lúc hiện,...

- Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo để làm nổi bật một số yếu tố sau:

  • Giảm bớt kết cục bi thảm cho câu chuyện, đề cao tính nhân văn, đem lại yếu tố công bằng (Vũ Nương phải được trả lại sự trong sạch) - là khát vọng của con người trong mọi thời đại
  • Kích thích trí tưởng tượng của người đọc, tạo ra một thế giới lung linh, hư hư thực thực
  • Thể hiện tấm lòng, suy nghĩ của tác giả trước thời cuộc và thực trạng xã hội thời đó
LUYỆN TẬP
Trang 52 SGK Ngữ Văn 9 tập 1
Kể lại câu chuyện Người con gái Nam Xương theo cách của em

Trả lời

Ở Nam Xương (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) có một ngôi đền bên bờ sông Hoàng Giang. Nơi đây thờ bà Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) - một cô gái đẹp người đẹp nết. Đến tuổi cập kê nàng được Trương Sinh - con nhà giàu nhưng thất học, hay ghen dùng lễ lớn cưới về làm vợ. Thời gian đầu hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ hòa thuận, Vũ Nương biết tính chồng nên hết mực giữ gìn khuôn phép.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Trương Sinh phải đi lính khi vẫn còn mẹ già, vợ đang mang thai đứa con đầu lòng. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo khiến bà hết mực yêu quý. Khi mẹ chồng mất nàng cũng lo ma chay chu tất như với cha mẹ đẻ của mình.

Ba năm sau, hòa bình được lập lại Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Khi đem con ra viếng mộ mẹ cùng mình, đứa con nhỏ đã nói lời vô tư nhưng khiến Trương Sinh hiểu lầm sự thủy chung của vợ. Do hàng ngày, quá nhớ chồng, Vũ Nương thường chỉ vào chiếc bóng của mình mà nói đùa với con rằng đó là cha, khiến thằng bé tưởng cái bóng là cha mình, dẫn tới không nhận cha khi Trương Sinh trở về.

Trương Sinh bắt đầu mắng mỏ, đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà bỏ mặc mọi lời thanh minh của vợ cùng lời khuyên can của xóm làng. Cuối cùng, để  chứng tỏ sự trong sạch của mình nên Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn.

Cùng làng ấy còn có một người tên là Phan Lang. Trước đó có giấc mơ kỳ lạ nên đã cứu giúp con rùa mai xanh như lời van xin trong giấc mơ. Ngờ đâu sự việc đó giúp chàng thoát khỏi cái chết khi trốn chạy giặc dã và gặp được Vũ Nương không chết mà cũng sống dưới thủy cung. Khi đó, ở trần thế, Trương Sinh cũng đã phát hiện ra nỗi oan của vợ bằng chính lời nói của đứa con. Phan Lang đem tín vật và kể lại câu chuyện đã gặp Vũ Nương cho Trương Sinh nghe.

Vũ Nương được lập đàn giải oan ba ngày ba đêm, nàng hiện về dưới cờ tán xa hoa để gặp chồng con lần cuối nhưng không bao giờ trở lại dương gian nữa.

Xem tiếp: SOẠN BÀI CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
 

0.06558 sec| 2859.844 kb