- Cách viết về sói và cừu của Buy – phông không dựa theo cảm quan thông thường mà dựa trên những nghiên cứu, quan sát bằng quan điểm của một nhà khoa học, các chi tiết đều giống như trong đời thực.
+ Ví dụ khi miêu tả loài cừu, ông tập trung lý giải tính cách “ngu ngốc và sợ sệt” của chúng dựa vào tập quán sinh hoạt tự nhiên như “tụ tập thành bầy”, “chỉ một tiếng động nhỏ bất thường cũng làm chúng nháo nhào co cụm lại với nhau” hay lý giải tính cách “đần độn” bằng hành động “ở đâu là cứ đứng nguyên ở đấy, ngay dưới trời mưa, trong tuyết rơi”, “cứ đứng lỳ ra”, chỉ đi khi con đầu đàn di chuyển nhưng đến cả con đầu đàn – thường được xem như vị chỉ huy có chức năng định hướng, dẫn đầu cả đàn cũng vô cùng mất phương hướng đến mức “ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”.
+ Buy-phông cũng áp dụng cái nhìn khoa học khi lý giải đặc tính của loài sói. Buy-phông miêu tả tính cách “lặng lẽ và cô đơn” bằng tập tính đơn độc, không theo đàn của sói. Sói “thù ghét sự kết bạn”, một bầy sói chỉ tụ hội với nhau khi đó là “bầy sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ với những tiếng la hú khủng khiếp… Khi cuộc chinh chiến đã xong, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng”. Từ những đặc trưng đó, Buy- phông kết luận lại ở loài sói là “Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rung rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu,…”
- Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi khoa học không hề có những chứng cứ, dẫn chứng xác đáng nào chứng minh những đặc điểm trên là có thực. Sở dĩ có những đặc điểm đó là do quá trình “nhân cách hóa” mà chúng ta cố gắn cho những loài vật ấy chứ chúng không hề xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.