Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

443 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí phổ thông nhất

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi

Trả lời

 

Đề 1. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngoon Đẽo cày giữa đường.

Đề 2. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.

Đề 3. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đề 4. Đức tính khiêm nhường.

Đề 5. Có chí thì nên.

Đề 6. Đức tính trung thực.

Đề 7. Tinh thần tự học.

Đề 8. Hút thuốc lá có hại.

Đề 9. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.

Đề 10. Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.

b) Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự.

Trả lời:

a.   

Các đề trên đều nêu ra các vấn đề về tư tưởng đạo

Các đề 1, 3, 10 đưa ra các vấn đề, yêu cầu bàn luận cụ thể. Các đề còn lại đều là đề mở không có mệnh lệnh.

b.   Một vài đề tương tự như:

Bàn luận về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng nhân ái

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên"

Đạo lý: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Suy nghĩ của em về câu nói của Đặng Thùy Trâm: " Đời phải trải qua giông tố- Nhưng không được cúi đầu trước giông tố"

 

 

 

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi

Trả lời

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

1.Tìm hiểu đề và tìm ý

- Tính chất của đề

- Yêu cầu về nội dung

- Tri thức cần có

2.Lập dàn ý

a.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận, câu ca dao, tục ngữ

b.Thân bài:

-Giải thích nội dung của tư tưởng , đạo lí,câu tục ngữ

 -Đánh giá : đưa ra dẫn chứng, khẳng định tư tưởng 

-Liên hệ 

-Rút ra kết luận, bài hcoj cho bản thân

c.Kết bài

 

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hay nhất

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi

Trả lời

2.Luyện tập

Lập dàn ý cho đề 7 ở mục I: Đề 7. Tinh thần tự học.

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề: Tinh thần tự học

Lênin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" việc học vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Học để nâng cao tri thức, là chìa khóa mở ra những chân trời mới. =>Để có thể học tập tốt, ngoài việc tiếp thu kiến thức của thầy cô, bạn bè thì ta cần có tinh thần tự học, tự trau dồi cho bản thân những kiến thức bổ ích.

Thân bài:

a. Giải thích vấn đề

- Tự học là gì? Tự học là quá trình tự nghiên cứu, tư duy, tìm tòi , tự mình mày mò học tập tiếp thu kiến thức mà không cần nhờ sự hướng dẫn của người khác

hay tự học là tự đặt ra kế hoạch, tự mình cố gắng, phấn đấu giúp cho bản thân ngày càng tốt hơn, giỏi hơn.

-Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để nâng cao tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. 

Bản thân cần có sự chăm chỉ, tinh thần ham học hỏi, ý chí kiên cường, không ngại khó khăn mà lười biếng

Đây là một đức tính tốt đẹp, vô cùng quan trọng và cần có ở mỗi người ( đặc biệt là giới trẻ)

b.Bàn luận vấn đề: lợi ích của việc tự học

-Tự học giúp cho ta tiếp thu, lĩnh hội tri thức; nâng cao khả năng nhận thức và ý thức tring việc học

 Rèn luyện tư duy, ý chí phấn đấu, khả năng sáng tạo, biết sắp xếp công việc một cách khoa học

-Tự học giúp cho chúng ta cảm thấy tự tin trong cuộc sống, làm chủ được tình huống và vận dụng  kiến thức một cách hợp lí

- Đối với học sinh, việc tự học có thể là tự chuẩn bị bài vở, học bài cũ và xem trước bài mới => giúp ta tự tin, hiểu rõ hươ về bài học đồng thời tạo sự hứng thú trong việc học

c. Đánh giá, liên hệ, rút ra bài học

-Phương pháp học tập hiệu quả: tích cực trau dồi tri thức cho bản thân, rèn luyện tính kiên trì, tự giác, không lười biếng, ỷ lại

-Ví dụ: Tinh thần tự học của Mạc Đĩnh Chi, một cậu bé tuy nhà nghèo không có tiền đi học nhưng nhờ tinh thần ham học, niềm đam mê ông đã bắt đom đóm dùng lá thay giấy để tập viết. Cuối cùng ông đã vượt lên khó khăn, chăm chỉ học tập và thi đỗ Trạng nguyên

- Bài học: Muốn đạt được thành công thì không được lười biếng, nhụt chí mà hãy cố gắng phấn đấu vươn lên, tự trau dồi, rèn luyên bản thân mỗi ngày.

Trong mọi thời đại, việc học đều vô cùng quan trọng, không chỉ giúp ta có thêm nguồn tri thức quý báu mà còn vượt lên chính bản thân mình để khám phá kho tàng vĩ đại vô tận.

Liên hệ thực tế: Hiện nay, khi đất nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid, mọi hoạt động, công việc học tập đều trở lên khó khăn thì tinh thần tự học là vô cùng cần thiết để trau dồi, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề: lợi ích, tầm quan trọng của tinh thần tự học

Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện cho mình một tinh thần tự học, tự giác,...

 

 

0.05001 sec| 2393.789 kb