Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Tự Do - P.Ê-Luy-A

249 lượt xem
Soạn bài: Tự do- P.Ê-luy-a, đội ngũ Sytu.vn mang đến các bạn tổ hợp 3 bài soạn từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các bạn học tốt! Soạn bài: Tự do- P.Ê-luy-a

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tự Do - P.Ê-Luy-A phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu chủ đề, cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ.

Trả lời

- Chủ đề bài thơ là sự khát vọng của tác giả và mọi người hướng đến tự do

- Cách liệt kê các hình ảnh: là những hình ảnh đời thường, giản dị có thể thấy được bằng thị giắc như "trang vở" rồi đến "bàn học" xa hơn thì có "đất cát", "sa mạc", 'tổ chim",.. những hình ảnh được tác giả liệt kê không theo một trật tự logic nào.

=> Sử dụng những hình ảnh giản dị trong tác phẩm tạo cảm giác gần gũi, mở ra nhiều tầng nghĩa và cách lí giải về Tự Do

Câu 2
Câu 2 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu kết cấu “Tôi viết tên em\\\" ở mỗi khổ thơ cách lặp từ theo lối “xoáy tròn\\\" và nhạc điệu bài thơ cách sử dụng đại từ “em\\\" trong bài thơ?.

Trả lời

Cấu trúc câu trùng điệp "Tôi viết tên em.."

- Làm tăng tính nhạc điệu cho bài thơ

- Sự lặp lại thể hiện niềm tin và khẳng định một điều chắc chắn

=> Đó là khát khao mãnh liệt vươn tới tự do.

Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên" có tác dụng:

- Góp phần tạo điểm nhấn cho bài thơ, cách để tác giả bày tỏ tình yêu của mình

- Cách sử dụng đại từ "em" để gọi tự do diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

Câu 3
Câu 3 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
So sánh từ “trên\\\" được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian

Trả lời

- Giới từ “Trên" là trạng ngữ chỉ địa điểm:

+ Địa điểm cụ thể: trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan...

+ Địa điểm trừu tượng (không gian): thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, các mùa, mảnh trời trong xanh,..

- Ta thấy rằng tự do không chỉ là vật cục thể mà còn là những gì nhân vật "tôi" đang ngự trị. Nó xuất hiện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và của con người

=> Nhấn man khát vọng Tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người

Câu 4
Câu 4 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Câu thơ “Tôi viết tên em\\\" được lặp lại trong từng khổ thơ, \\\"tôi\\\" có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả, \\\"viết\\\" có thể là ghi, chép, hành động. Hãy suy luận để chỉ ra tính chất \\\"Thánh ca\\\" của bài thơ này

Trả lời

- Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại ở khắp mọi nơi: tuổi ấu thơ, ban đêm, ba ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên...

- Trong đó “tôi"  biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Em" (tự do) đã ngự trị trong lonfd "tôi" và chiếm trọn không gian của “tôi", chiếm hết thời gian của “tôi" và suy nghĩ hành động

=> Bài thơ giống là lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi sự tự do

 

Bố cục

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): Hình thái của tự do

- Phần 2 (còn lại): Khát vọng được tự do

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

“Tự do”  là bài thơ thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ và điều này đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Bài thơ nổi bậy với phép điệp cấu trúc "Tôi viết tên em.." làm tăng tính nhạc điệu cho bài.

Soạn bài Tự Do - P.Ê-Luy-A ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu chủ đề, cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ.

Trả lời

- Chủ đề bài thơ là sự khát vọng của tác giả và mọi người hướng đến tự do

- Cách liệt kê các hình ảnh: là những hình ảnh đời thường, giản dị có thể thấy được bằng thị giắc như "trang vở" rồi đến "bàn học" xa hơn thì có "đất cát", "sa mạc", 'tổ chim",.. những hình ảnh được tác giả liệt kê không theo một trật tự logic nào.

=> Mở ra nhiều tầng nghĩa và cách lí giải về Tự Do

Câu 2
Câu 2 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu kết cấu “Tôi viết tên em\\\" ở mỗi khổ thơ cách lặp từ theo lối “xoáy tròn\\\" và nhạc điệu bài thơ cách sử dụng đại từ “em\\\" trong bài thơ?.

Trả lời

Cấu trúc câu trùng điệp "Tôi viết tên em.."

- Tăng tính nhạc điệu cho bài thơ, thể hiện niềm tin và khẳng định một điều chắc chắn

=> Đó là khát khao mãnh liệt vươn tới tự do.

Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên" có tác dụng:

- Tạo điểm nhấn cho bài thơ, cách để tác giả bày tỏ tình yêu của mình

- Cách sử dụng đại từ "em" để gọi tự do diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

Câu 3
Câu 3 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
So sánh từ “trên\\\" được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian

Trả lời

Trạng ngữ "trên"

- Chỉ không gian- địa điểm

- Chỉ thời gian

=> Khát vọng tự do bao trùm cả không gian và thời gian, xuyên suốt của cuộc đời của con người

Câu 4
Câu 4 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Câu thơ “Tôi viết tên em\\\" được lặp lại trong từng khổ thơ, \\\"tôi\\\" có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả, \\\"viết\\\" có thể là ghi, chép, hành động. Hãy suy luận để chỉ ra tính chất \\\"Thánh ca\\\" của bài thơ này

Trả lời

- Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại ở khắp mọi nơi: tuổi ấu thơ, ban đêm, ba ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối,..

- "Em" (tự do) chế ngự cả tâm trí, suy nghĩ và hành động của tôi

=> Bài thơ giống là lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi sự tự do

Bố cục

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): Hình thái của tự do

- Phần 2 (còn lại): Khát vọng được tự do

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

“Tự do”  là bài thơ thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ và điều này đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Bài thơ nổi bậy với phép điệp cấu trúc "Tôi viết tên em.." làm tăng tính nhạc điệu cho bài.

Soạn bài Tự Do - P.Ê-Luy-A hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu chủ đề, cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ.

Trả lời

- Bài thơ là khúc hát ca ngợi tự do và bày tỏ khát vọng của tác giả và hàng triệu con người đối với tự do. Từ đó ta rút ra được chủ đề cho toàn bài chính là khúc hát về sự tự do, đó là mơ ước của biết bao con người

- Cách liệt kê các hình ảnh: Những hình ảnh xuất hiện một cách giản dị, được cảm nhận bằng thị giác đầu tiên ta có "trang vở", "bàn học" sau đó xa hơn là "đất cát", "tuyết", "sa mạc" và những thứ rất đỗi giản dị như "tổ chim", "khoanh bánh trắng",.. tất cả xuất hiện ngẫu nhiên không hề theo một trật tự logic nào.

=> Những hình ảnh được liệt kê trong bài thơ là những hình ảnh đời thường, giản dị và gần gũi. Nhưng không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà còn mở rộng ra nhiều tầng nghĩa, cách nghĩ về Tự Do

Câu 2
Câu 2 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu kết cấu “Tôi viết tên em\\\" ở mỗi khổ thơ cách lặp từ theo lối “xoáy tròn\\\" và nhạc điệu bài thơ cách sử dụng đại từ “em\\\" trong bài thơ?.

Trả lời

Cấu trúc câu trùng điệp "Tôi viết tên em.." xuyên suốt cả bài

- Góp phần làm tăng tính nhạc điệu cho bài thơ, người đọc có thể liên tưởng đến một bản giao hưởng với điệp khúc "tôi viết tên em.."

- Sự lặp đi lặp lại còn nhấn mạnh và tạo một niềm tin vững chắc về một sự thật không thể đổi thay, thể hiện sự tôn thờ tự do của nhà thơ 

=> Cấu trúc nghệ thuật trùng điệp thể hiện khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên":

- Vừa tạo nhạc điệu vừa tạo điểm nhấn cho bài thơ, là cách để tác giả thổ lộ tình yêu của mình đối với tự do

- Sử dụng đại từ "em" để gọi tự do là biện pháp nghệ thuật nhân hóa mà nhà thơ đã sử dụng, diễn tả mối quan hệ thân mật và bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho tự do.

 

Câu 3
Câu 3 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
So sánh từ “trên\\\" được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian

Trả lời

- "Trên" là trạng ngữ chỉ địa điểm: Trong đó có địa điểm cụ thể (trang vở, bàn học,..) hay những địa điểm trừu tượng (thời thơ ấu, mảnh trời xanh, khoảnh khắc hừng đông,..)

- Ta thấy rằng tự do không chỉ là vật cục thể mà còn là những gì nhân vật "tôi" đang ngự trị. Nó xuất hiện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và của con người

- Giới từ “trên" chỉ thời gian (trên = khi, lúc). Vừa chỉ tự do vào những cái hữu hình cụ thể và những có trừu tượng

=> Nhằm nhấn mạnh khát vọng Tự do của con người như muốn hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người

Câu 4
Câu 4 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Câu thơ “Tôi viết tên em\\\" được lặp lại trong từng khổ thơ, \\\"tôi\\\" có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả, \\\"viết\\\" có thể là ghi, chép, hành động. Hãy suy luận để chỉ ra tính chất \\\"Thánh ca\\\" của bài thơ này

Trả lời

- Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại ở khắp mọi nơi: tuổi ấu thơ, ban đêm, ba ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên...

- Trong đó “tôi"  biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Em" (tự do) đã ngự trị trong lòng "tôi" và chiếm trọn không gian của “tôi", chiếm hết thời gian của “tôi" và suy nghĩ hành động

- Trong hoàn cảnh nước Pháp bị xâm lượn, nhân dân mất đi tự do tác phẩm này đã trở thành một bài thánh ca, kêu gọi nhân dân đấu tranh vì nền độc lập và sự tự do của đất nước

=> Bài thơ giống là lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi sự tự do

Bố cục

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): Hình thái của tự do

- Phần 2 (còn lại): Khát vọng được tự do được thể hiện mãnh liệt

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

“Tự do”  là bài thơ thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ và điều này đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Bài thơ nổi bậy với phép điệp cấu trúc "Tôi viết tên em.." làm tăng tính nhạc điệu cho bài.
0.05593 sec| 2426.469 kb