Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng

355 lượt xem
Soạn bài: “Tây Tiến”- ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tây Tiến” cực chất - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Trả lời

- Đoạn 1 (14 dòng dầu): Đoàn quân Tây Tiến trong nỗi nhớ của tác giả, miêu tả những đêm hành quân gian khổ

- Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): Vẻ đẹp của núi rừng và kỉ niệm đẹp về tình quân dân

- Đoạn 3 (từ dòng 23 đến dòng 30): Chân dung người lính Tây Tiến

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Những điều nhà thơ gửi gắm khi phải rời xa đơn vị

Mạch liên kết các đoạn: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm và cuối cùng là sự khẳng định tinh thần gắn bó với Tây Tiến.

Câu 2
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Trả lời

Bức tranh thiên nhiên:

- Hùng  vĩ và hoang sơ: những địa danh xa lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông,..)

-Bên cạnh đó, đầy rẫy nguy hiểm từ địa hình tới muôn thú: cảnh núi cao, dốc thẳm. Ban đêm thì có cọp trêu người

=> nổi bật lên sự đau khổ, mất mát của người lính trên đường hành quân

Hình ảnh người lính:

- Cuộc hành quân tuy gian lao những vẫn lạc quan yêu đời.

- Khi chết đi cũng thật bình thản và lạc quan (Gục lên súng..)

- Không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn hòa hợp với nhân dân vùng núi Tây Bắc

Câu 3
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.

Trả lời

Đêm liên hoan:

- "Ngọn đuốc hoa" thắp sáng cho cả khu rừng

- Sự ngỡ ngàng của quân lính thể hiện qua chữ "kìa em" trong bộ xiêm áo đang múa những điệu truyền thống

Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng:

- Đường lên Châu Mộc thật thơ mông khi có sự góp mặt của "Hoa đong đưa"

- Niềm bâng khuâng không muốn rời của người lính

Câu 4
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Trả lời

Bức chân dung người lính:

- Hình ảnh chân thật về đoàn binh Tây Tiến “Không mọc tóc": người lính đầu trọc vì sốt rét rừng, vì những hóa chất bom đạn

- Sự thiếu thốn về cái ăn khiến đoàn quân  "xanh màu lá", ngụy trang với thiên nhiên để tránh địch 

- Lối so sánh "dữ oai hùm" vừa oai phong vừa dữ tợn như loài chúa tể rừng xanh.

- Vẻ đẹp hào hoa của người lính “Dáng kiều thơm" là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến nhớ đến người yêu, mẹ hậu phương vững chắc ở Hà Nội

- Sự hy sinh vô cùng bi tráng

 

Câu 5
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"?

Trả lời

"Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

- Những cụm từ "không hẹn ước", "chia phôi", "chẳng về xuôi" diễn tả nỗi nhớ và đi kèm theo đó là là lời thề không hẹn ngày trở lại

- Nỗi nhớ khắc khoải đồng đội và những kỉ niệm chiến đấu.

- Nhà thơ nói "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" thể hiện tâm hồn nhà thơ, nỗi nhớ với chiến khu 

Luyện tập
Câu 1 + Câu 2 ( trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 )
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó?

Trả lời

1.

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ. Còn trong bài Đồng chí của Chính Hữu sử dụng bút pháp hiện thực

- Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài Đồng chí của Chính Hữu ở một số điểm:

Giống nhau:

+ Áo anh rách vai - Áo bào thay chiếu anh về đất

+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

+ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi - Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Khác nhau:
Trong Tây Tiến: Phần lớn quân lính xuất thân từ những trí thức trẻ Hà thành, là thanh niên trẻ
Trong Đồng Chí: Xuất thân của những người lính là vùng quê nghèo lam lũ
2.
Chân dung người lính
- Lãng mạn hào hoa
- Hào hùng, bi tráng
ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng. Bên cạnh đó, với sự tài hoa của mình, bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.

Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Trả lời

- Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Kể lại hành trình gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp thiên nhiên và kỉ niệm tình quân dân

- Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành): Hình tượng người lính Tây Tiến

- Đoạn 4 Còn lại: Lời thề gắn bó với Tây Tiến của tác giả

Câu 2
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Trả lời

Bức tranh thiên nhiên:

- Hùng  vĩ và hoang sơ: những địa danh xa lạ 

-Bên cạnh đó, đầy rẫy nguy hiểm từ địa hình tới muôn thú

=> nổi bật lên sự đau khổ, mất mát của người lính trên đường hành quân

Hình ảnh người lính:

- Cuộc hành quân tuy gian lao những vẫn lạc quan yêu đời.

- Khi chết đi cũng thật bình thản và lạc quan (Gục lên súng..)

- Không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn hòa hợp với nhân dân vùng núi Tây Bắc

Câu 3
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.

Trả lời

Đêm liên hoan:

- "Ngọn đuốc hoa" thắp sáng cho cả khu rừng

- Sự ngỡ ngàng của quân lính thể hiện qua chữ "kìa em" trong bộ xiêm áo đang múa những điệu truyền thống

Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng:

- Đường lên Châu Mộc thật thơ mông khi có sự góp mặt của "Hoa đong đưa"

- Niềm bâng khuâng không muốn rời của người lính

Câu 4
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Trả lời

Bức chân dung người lính:

- Hình ảnh chân thật về đoàn binh Tây Tiến “Không mọc tóc": người lính đầu trọc vì sốt rét rừng, vì những hóa chất bom đạn

- Sự thiếu thốn về cái ăn khiến đoàn quân  "xanh màu lá", ngụy trang với thiên nhiên để tránh địch 

- Lối so sánh "dữ oai hùm" vừa oai phong vừa dữ tợn như loài chúa tể rừng xanh.

- Sự hy sinh vô cùng bi tráng

Câu 5
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"?

Trả lời

"Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

- Những cụm từ "không hẹn ước", "chia phôi", "chẳng về xuôi" diễn tả nỗi nhớ và đi kèm theo đó là là lời thề không hẹn ngày trở lại

- Nỗi nhớ khắc khoải đồng đội và những kỉ niệm chiến đấu.

- Nhà thơ nói "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" thể hiện tâm hồn nhà thơ, nỗi nhớ với chiến khu 

Luyện tập
Câu 1 + Câu 2 ( trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 )
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó?

Trả lời

1.

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ. Còn trong bài Đồng chí của Chính Hữu sử dụng bút pháp hiện thực

- Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài Đồng chí của Chính Hữu ở một số điểm:

Giống nhau:

+ Áo anh rách vai - Áo bào thay chiếu anh về đất

+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

+ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi - Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Khác nhau:
Trong Tây Tiến: Phần lớn quân lính xuất thân từ những trí thức trẻ Hà thành, là thanh niên trẻ
Trong Đồng Chí: Xuất thân của những người lính là vùng quê nghèo lam lũ
2.
Chân dung người lính
- Lãng mạn hào hoa
- Hào hùng, bi tráng
ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng. Bên cạnh đó, với sự tài hoa của mình, bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.

Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Trả lời

- Đoạn 1 (14 dòng dầu): Mở đầu là hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện lại trong nỗi nhớ của tác giả, hành trình hành quân gian khổ trên thiên nhiên thơ mộng mà dữ dội

- Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): Miêu tả vẻ đẹp hùng tráng của núi rừng Tây Bắc, tình cảm quân dân (đêm liên hoan văn nghệ)

- Đoạn 3 (từ dòng 23 đến dòng 30): Khắc họa lại chân dung người lính Tây Tiến lãng mạn hào hoa nhưng không kém phần bi tráng.

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Những điều mà tác giả muốn gửi gắm đến đồng đội khi phải chuyển đơn vị, rời xa Tây Tiến 

Mạch liên kết của các đoạn thơ là kể theo trình tự quá khứ- hiện tại, mở đầu là những hình ảnh đoàn quân sau đó là kỉ niệm và cuối cùng là lời hứa, điều tác giả muốn gửi gắm với đoàn quân Tây Tiến.

Câu 2
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Trả lời

Bức tranh thiên nhiên:

- Cảnh núi sông Tây Bắc hiện lên vô cùng hùng  vĩ và hoang sơ: tác giả nhắc đến những địa danh những địa danh xa lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu..)

-Bên cạnh đó, địa hình nơi đây đầy hiểm trở (khúc khuỷu, thăm thẳm)

- Đoàn quân Tây Tiến còn phải đối mặt với nguy hiển thú dữ (Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người)

Bức tranh người lính:

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến dưới bức tranh ấy càng trở nên hào hùng

- Đa số quân lính đều là trí thức trẻ Hà Hội nên có nét tinh nghịch và lạc quan dù cuộc hành quân gian khổ 

- Thiên nhiên tuy dữ dội nhưng người lính lại gai góc hơn

- Người lính mang vẻ đẹp lãng mạn hào hoa, đến cái chết cũng rất đẹp: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mủ bỏ quên đời"

- Có sự hòa hợp giữa quân nhân và người dân miền núi "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Câu 3
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.

Trả lời

Đêm liên hoan:

- "Ngọn đuốc hoa" thắp sáng cho cả khu rừng cùng với sự hòa thanh của kèn đã làm không khíp vui nhộn giữa chốn rừng hiểm trở

- Sự ngỡ ngàng của quân lính thể hiện qua chữ "kìa em", các cô gái trong bộ xiêm áo đang múa những điệu truyền thống dân tộc

Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng:

- Đường lên Châu Mộc thật thơ mông khi có sự góp mặt của "Hoa đong đưa"

- Niềm bâng khuâng không muốn rời của người lính

- Hai từ “có nhớ”, “có thấy” thể hiện được nỗi bâng khuâng không muốn rời.

- Nhớ thiên nhiên với những đóa hoa rừng Tây Bắc như đong đưa tình tứ muốn níu bước chân người lính.

Câu 4
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Trả lời

Bức chân dung người lính:

- Hình ảnh chân thật về đoàn binh Tây Tiến “Không mọc tóc": người lính đầu trọc vì sốt rét rừng, vì những hóa chất bom đạn hoặc là người lính đã chủ động cắt mái tóc của mình để thuận lợi trong việc hành quân, ngụy trang

- Sự thiếu thốn về cái ăn, thuốc men khiến đoàn quân  "xanh màu lá", ngụy trang với thiên nhiên để tránh địch 

- Lối so sánh "dữ oai hùm" vừa oai phong vừa dữ tợn như loài chúa tể rừng xanh.

- Vẻ đẹp hào hoa của người lính “Dáng kiều thơm" là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến nhớ đến người yêu, mẹ hậu phương vững chắc ở Hà Nội

- Sự hy sinh vô cùng bi tráng "rải rác biên cương mồ viễn xứ" không phải một mồ mà rất nhiều mồ họ đã hy sinh nơi xứ người.

- "Thay chiếu anh về đất" tác giả sử dụng lối nói giảm nói tránh cho cái chết oai hùng của người lính

Câu 5
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"?

Trả lời

"Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

- Những cụm từ "không hẹn ước", "chia phôi", "chẳng về xuôi" diễn tả nỗi nhớ và đi kèm theo đó là là lời thề không hẹn ngày trở lại

- Nỗi nhớ khắc khoải đồng đội và những kỉ niệm chiến đấu.

- Nhà thơ nói "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" thể hiện tâm hồn nhà thơ, nỗi nhớ với chiến khu 

Luyện tập
Câu 1 + Câu 2 ( trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 )
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó?

Trả lời

1.

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ. Còn trong bài Đồng chí của Chính Hữu sử dụng bút pháp hiện thực

- Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài Đồng chí của Chính Hữu ở một số điểm:

Giống nhau:

+ Áo anh rách vai - Áo bào thay chiếu anh về đất

+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

+ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi - Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Khác nhau:
Trong Tây Tiến: Phần lớn quân lính xuất thân từ những trí thức trẻ Hà thành, là thanh niên trẻ. Họ hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn hào hoa
Trong Đồng Chí: Xuất thân của những người lính là vùng quê nghèo lam lũ.
2.
Chân dung của người lính Tây Tiến
- Lãng mạn hào hoa
- Hào hùng bi tráng
 
ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng. Bên cạnh đó, với sự tài hoa của mình, bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa. Qua đó, ta còn hiểu thêm về cuộc sống cũng nhưu hành trình gian khổ chiến đấu của người lính Tây Tiến 

0.05450 sec| 2451.141 kb