Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo)

250 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục Bản Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:

- Phần 1: Cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp từ đó khơi dậy lòng đấu tranh chống kẻ thù của nhân dân ta

- Phần 3: Lời tuyên bố độc lập của Bác

Câu 2
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời

Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” có ý nghĩa:

- Đảm bảo tính khác quan, chính xác của dẫn chứng

- Làm tiền đề cho cơ sở pháp lý giúp tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn

- Khéo léo xác lập cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

- Thể hiện niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng với nhau, bình đẳng với nhau

 

Câu 3
Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Trong phần thứ hai của Bản tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta

Trả lời

Những lý lẽ Bác Hồ đưa ra để khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam:

- Nếu thực dân Pháp đê hèn, thì nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, thể hiện tấm lòng nhân đạo trái ngược với hành động của thực dân Pháp

- Kể ra những nét đẹp của dân tộc, bao dung với kẻ thù

- Nếu thực dân Pháp phản bội đồng minh, đầu hàng Nhật, thì Việt Nam đứng về phía đồng minh, chống Nhật.

- Nhân dân Việt Nam cũng cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng và giành thắng lợi to lớn, đánh đuổi xiềng xích thực dân, lật đổ chế độ quân chủ để có một nước Việt Nam độc lập chế độ dân chủ cộng hòa.

=> Từ những điều trên Bác rút ra kết luận dân tộc đó phải được tự do, độc lập


 

Câu 4
Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ những điều đó

Trả lời

Lập luận chặt chẽ

- Mở đầu tác phẩm bằng những cơ sở pháp lý của dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới, điều đó không ai chối cãi được

- nêu các cơ sở xác thực, lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Bên cạnh đó còn kết hợp chặt chẽ với cơ sở thục tiễn

Lý lẽ sắc bén 

- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng độc lập bằng những lí lẽ của tổ tiên người Pháp và Mĩ

Ngôn ngữ hùng hồ

- Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, tinh tế và đang théo, có sức mạnh thay đổi toàn bộ đất Việt

Luyện tập
Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn tập 1 )
Lí giải tại sao bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim con người Việt Nam

Trả lời

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim Việt Nam vì đó kết quả của những cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc, thể hiện sự bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền tự do. Đọc bản tuyên ngôn gợi ra cho ta lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc. Và cho đến ngày nay, khi nhắc đến bản tuyên ngôn mỗi dịp quốc khánh thì trong lòng hàng triệu người dân lại toát lên vẻ tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc
 

ND chính

Trả lời

Tuyên ngôn Độc lập chính là một văn kiện mang tính lịch sử, nhằm tuyên bố với đồng bào và thế giới việc khai sinh ra nước Việt, chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta

 



 

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục Bản Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:

- Phần 1: Cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp từ đó khơi dậy lòng đấu tranh chống kẻ thù của nhân dân ta

- Phần 3: Lời tuyên bố độc lập của Bác

Câu 2
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời

Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” có ý nghĩa:

- Đảm bảo tính khác quan, chính xác của dẫn chứng mà

- Tăng sứ thuyết phục cho bản tuyên ngôn

- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

- Thể hiện niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng với nhau, bình đẳng với nhau

Câu 3
Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Trong phần thứ hai của Bản tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta

Trả lời

Những lý lẽ Bác Hồ đưa ra để khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam:

- Thực dân Pháp đê hèn >< nhân dân Việt Nam nhân đạo

- Kể ra những nét đẹp của dân tộc, bao dung với kẻ thù

- Thực dân Pháp phản bội đồng minh, đầu hàng Nhật >< Việt Nam đứng về phía đồng minh, chống Nhật.

- Nhân dân Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ cách mạng, vừa đánh đuổi xiềng xích thực dân

=> Dân tộc đó phải được tự do 

 

Câu 4
Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ những điều đó

Trả lời

Lập luận chặt chẽ

- Mở đầu tắc phẩm là cơ sở pháp lý

- Nêu cơ sở xác thực và hệ thống dẫn chứng thuyết phục

Lý lẽ sắc bén 

- Khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam bằng những lời lẽ của tổ tiên người Pháp

Ngôn ngữ hùng hồ

- Dùng từ chính xác, tinh tể

- Giọng văn chính luận đanh thép, có sức tác động lớn

Luyện tập
Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn tập 1 )
Lí giải tại sao bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim con người Việt Nam

Trả lời

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim Việt Nam vì đó kết quả của những cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc, thể hiện sự bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền tự do. Đọc bản tuyên ngôn gợi ra cho ta lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc. Và cho đến ngày nay, khi nhắc đến bản tuyên ngôn thì trong lòng hàng triệu người dân lại toát lên vẻ tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc
 

ND chính

Trả lời

Tuyên ngôn Độc lập chính là một văn kiện mang tính lịch sử, nhằm tuyên bố với đồng bào và thế giới việc khai sinh ra nước Việt, chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta

 


 

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục Bản Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:

- Phần 1: Cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp từ đó khơi dậy lòng đấu tranh chống kẻ thù của nhân dân ta

- Phần 3: Lời tuyên bố độc lập của Bác, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Câu 2
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời

Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” có ý nghĩa:

- Đảm bảo tính khác quan, chính xác của dẫn chứng mà Bác sử dụng

- Làm tiền đề cho cơ sở pháp lý giúp tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn

- Xác lập cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn một cách khéo léo

- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

- Thể hiện niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng với nhau, bình đẳng với nhau

Câu 3
Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Trong phần thứ hai của Bản tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta

Trả lời

Những lý lẽ Bác Hồ đưa ra để khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam:

- Nếu thực dân Pháp đê hèn, thì nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, thể hiện tấm lòng nhân đạo trái ngược với hành động của thực dân Pháp. Hành động của nhân dân Việt Nam lại phù hợp với những lí lẽ của tổ tiên người Pháp, điều này được người Mĩ ghi lại trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên.

- Bác kể ra những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, luôn luôn khoan dung, độ lượng với kẻ thù

- Nếu thực dân Pháp phản bội đồng minh, đầu hàng Nhật, thì Việt Nam đứng về phía đồng minh, chống Nhật.

- Nhân dân Việt Nam phải cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng và giành thắng lợi to lớn, đánh đuổi xiềng xích thực dân, lật đổ chế độ quân chủ để có một nước Việt Nam độc lập chế độ dân chủ cộng hòa.

=>Từ những lí lẽ trên Bác kết luận dân tộc đó phải được tự do, phải được độc lập.


 

Câu 4
Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ những điều đó

Trả lời

Lập luận chặt chẽ

- Mở đầu tác phẩm bằng những cơ sở pháp lý của dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới (so sánh hai bản tuyên ngôn với nhau), nhấn mạnh dân tộc nào cũng có quyền được tự do, điều đó không ai chối cãi được

- nêu các cơ sở xác thực, lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Bên cạnh đó còn kết hợp chặt chẽ với cơ sở thục tiễn (Nước Việt nam có quyền được hưởng độc lập, tự do và đã được hưởng độc lập, tự do)

Lý lẽ sắc bén 

- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng độc lập bằng những lí lẽ của tổ tiên người Pháp và Mĩ

- Lý lẽ ràng buộc đồng minh và công nhận nền độc lập của nước ta

=> Hệ thống lí lẽ chặt chẽ với nhau

Ngôn ngữ hùng hồ

- Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, tinh tế và đang théo, có sức mạnh thay đổi toàn bộ đất Việt

- Giọng văn chính luận vô cùng đanh théo, mang sức mạnh của một bản tuyên ngôn và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Luyện tập
Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn tập 1 )
Lí giải tại sao bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim con người Việt Nam

Trả lời

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim Việt Nam vì đó kết quả của những cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc, thể hiện sự bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền tự do. Đọc bản tuyên ngôn gợi ra cho ta lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc. Áng văn chính luận với giọng điệu đanh thép, những lí lẽ lập luận chính xác gợi niềm tụ hào về vị lãnh tụ vĩ đại. Và cho đến ngày nay, khi nhắc đến bản tuyên ngôn mỗi dịp quốc khánh thì trong lòng hàng triệu người dân lại toát lên vẻ tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc
 

ND chính

Trả lời

Tuyên ngôn Độc lập chính là một văn kiện mang tính lịch sử, nhằm tuyên bố với đồng bào và thế giới việc khai sinh ra nước Việt, chấm dứt chế độ thự dân, phong kiến ở nước ta. Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc

 


 

0.08754 sec| 2423.609 kb