SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

413 lượt xem
Soạn bài: “Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” - ngữ văn 12 tập 1. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm kiến thức cơ bản, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn: cực ngắn, siêu ngắn và hay nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Chúc các bạn học tốt! Soạn “Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” cực chi tiết - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận phổ thông nhất

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau (trích)

Trả lời

a)  Trong một bài văn nghị luận cần vận dụng và kết hợp tất cả phương pháp bởi vì:

+ Tự sự: Giúp bài văn có điểm đầu, kết thúc.

+ Miêu tả và biểu cảm làm cho bài văn nghị luận không khô khan, thiên về lý tính.

b) Những điều chúng ta cần chú ý để việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng, làm nâng cao hiệu quả nghị luận.

- Bài văn phải xác định được kiểu văn bản chính, kiểu văn bản ở đây là văn nghị luận.

- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp và phải chịu chi phối, phải phục vụ cho quá trình nghị luận.

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 2 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) ...v..v

Trả lời

Vận dụng phương pháp thuyết minh trong văn nghị luận là vô cùng cần thiết. Vì:

- Dựa vào gợi ý trong sách đưa ra ta thấy:

  •  Người viết ( đoạn trích ) muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP)

  • Tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: giúp kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP; tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết

=> Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp thuyết minh: Cung cấp thông tin chính xác, dẫn chứng mang tính khoa học, tăng sức thuyết phục

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 3 ( trang 159 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề \\\\\\\\\\\\\\\"Nhà văn mà tôi hâm mộ\\\\\\\\\\\\\\\" do Câu lạc bộ Văn học nhà trường tổ chức

Trả lời

Trả lời các câu hỏi gợi ý:

a)

- Chủ đề của bài phát biểu là nhà văn mình hâm mộ và lý do mình hâm mộ, nhằm thuyết phục khán giả

- Giới thiệu về nhà văn mình hâm mộ: tiểu sử, hoạt động trong lĩnh vực văn học, có những giải thướng lớn hoặc tác phẩm gì nổi bật,..

b) 

- Những luận điểm cần thiết: Hoạt động hoặc tác phẩm được xem là "dấu ấn" của tác giả trong lĩnh vực văn học.

- Sắp xếp luận điểm theo thứ tự: quá khứ- tương lai,.. để làm bài phát biểu mạch lạc.

c)

- Vận dụng triệt để các phương pháp miêu tả, thuyết minh, tự sự để bài phát biểu có sức thuyết phục, hấp dẫn

d) 

- Luận điểm thường đặt đầu đoạn văn, những câu sau là phục vụ cho luận điểm

Phần II: Luyện tập ở nhà
Câu 1 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Những nhận xét sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Hai nhận định a và b đều sai vì

- Sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm xuất phát từ mục đích và nội dung nghị luận.

- Không nên xem nhẹ và cũng không lạm dụng các phương thức biểu đạt hỗ trợ.

- Kết hợp cần đúng chỗ, đúng lúc với tần suất phù hợp phục vụ hợp lí và hiệu quả cho bài văn nghị luận.
 

Phần II. Luyện tập ở nhà
Câu 2 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài ( hoặc một đoạn ) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống ( VD: ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; an toàn, vệ sinh thực phẩm; gia đình trong thời hiện đại;..)..v..v

Trả lời

Dàn bài nghị luận:

Đề tài: Ô nhiễm môi trường

- Giải thích ô nhiễm môi trường là gì? Gồm có những loại ô nhiễm nào? Nguyên nhân?..

- Luận điểm 1: Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

  • Ô nhiễm nguồn nước khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn, người dân hai bên bờ kênh chịu mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe, mất cân bằng sinh thái ( Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Kênh Tân Hóa,...)
  • Ô nhiễm tiếng ồn vào giờ cao điểm.
  • Khói bụi, khí thải từ các hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến sức khỏe

- Luận điểm 2: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng.

  • Nhà nước đang triển khai nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm

- Giải pháp:

  • Giữ gìn vệ sinh, không vứt rác xuống sông, hồ, ao
  • Thay thế phương tiện cá nhân bằng phương tiện công cộng
  • Nhà máy xử lý khí thải, chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường

- Trách nhiệm của học sinh:

  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
  • Tuyên truyền cho mọi người dân.

Những phương thức được sử dụng:

- Miêu tả: Miêu tả khung cảnh khó khăn của người dân khi sống chung với ô nhiễm, ..

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn nhất

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau (trích)

Trả lời

a)  Trong một bài văn nghị luận cần vận dụng và kết hợp tất cả phương pháp bởi vì:

  • Tự sự, miêu tả và biểu cảm giúp bài văn có cảm xúc, không cứng nhắc khô khan.

b) Những điều chúng ta cần chú ý để việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng, làm nâng cao hiệu quả nghị luận.

  • Xác định rõ kiểu văn bản nghị luận
  • Tự sự, miêu tả chỉ là những yếu tố phụ giúp bài văn sinh động hơn
Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 2 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) ...v..v

Trả lời

Vận dụng phương pháp thuyết minh trong văn nghị luận là vô cùng cần thiết. Vì:

  • Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của GNP (GDP)
  • Cung cấp kiến thức cho người đọc về chỉ số SDP và GNP

Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

  • Bài viết thuyết phục hơn
  • Lập luận, dẫn chứng chặt chẽ
Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 3 ( trang 159 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề \\\\\\\\\\\\\\\"Nhà văn mà tôi hâm mộ\\\\\\\\\\\\\\\" do Câu lạc bộ Văn học nhà trường tổ chức

Trả lời

Trả lời ngắn gọn các câu hỏi gợi ý:

a) Miêu tả sơ về nhà văn mà mình hâm mộ ( tiểu sử, cuộc đời,..)

b) Những thành tích mà nhà văn ấy đã đạt được, cột mốc quan trọng trong quá trình sáng tác

c) Kết hợp với các phương pháp biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, .. để bài văn không khô khan.

d) Sắp xếp luận điểm hợp lý, nên tách đoạn cho rõ ý.

Phần II: Luyện tập ở nhà
Câu 1 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Những nhận xét sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Cả hai nhận định đều sai, vì:

- Vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt không nói lên được bài viết nghị luận có hay, có thành công hay không

- Không nên lạm dụng nhiều phương thức hỗ trợ vì có thể mình đi lệch hướng.

- Biết cách thêm bớt, gia giảm các công cụ hỗ trợ thì bài văn mới đạt hiệu quả cao.

Phần II. Luyện tập ở nhà
Câu 2 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài ( hoặc một đoạn ) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống ( VD: ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; an toàn, vệ sinh thực phẩm; gia đình trong thời hiện đại;..)..v..v

Trả lời

Dàn bài nghị luận:

Đề tài: Ô nhiễm môi trường

- Giải thích ô nhiễm môi trường là gì? Gồm có những loại ô nhiễm nào? Nguyên nhân?..

- Luận điểm 1: Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

  • Ô nhiễm nguồn nước khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn, người dân hai bên bờ kênh chịu mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe, mất cân bằng sinh thái ( Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Kênh Tân Hóa, sự kiện công ty Fomosa...)
  • Ô nhiễm tiếng ồn vào giờ cao điểm.
  • Khói bụi, khí thải từ các hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến sức khỏe

- Luận điểm 2: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng.

  • Nhà nước đang triển khai nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm

- Giải pháp:

  • Giữ gìn vệ sinh, không vứt rác xuống sông, hồ, ao
  • Thay thế phương tiện cá nhân bằng phương tiện công cộng
  • Nhà máy xử lý khí thải, chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường

- Trách nhiệm của học sinh:

  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
  • Tuyên truyền cho mọi người dân.

Những phương thức được sử dụng:

- Miêu tả: Miêu tả khung cảnh khó khăn của người dân khi sống chung với ô nhiễm, ..

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận hay nhất

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau (trích)

Trả lời

a)  Trong một bài văn nghị luận cần vận dụng và kết hợp tất cả phương pháp bởi vì:

+ Sử dụng phương pháp kể chuyện, tự sự giúp bài văn rõ ràng, có điểm đầu và kết thúc

+ Phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm giúp bài văn giàu màu sắc hơn, không cứng nhắc, khô khan, làm tăng tính thuyết phục

b) Những điều chúng ta cần chú ý để việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng, làm nâng cao hiệu quả nghị luận.

+ Đầu tiên cần xác định rõ kiểu văn bản chính là văn nghị luận.

+ Bài văn phải có luận điểm, luận cứ, có dẫn chứng để chứng minh làm tăng tính thuyết phục cho người đọc.

+ Những yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm chỉ là yếu tố phụ phục phụ cho quá trình nghị luận, không được làm ảnh hưởng đến mạch văn nghị luận

+ Lời văn cô đọng, súc tích, dẫn chứng mang tính thời sự và có độ chính xác cao

Ví dụ: Bài văn nghị luận nói về lòng dũng cảm, kể những gương mặt đại diện cho đức tính này ( lính cứu hỏa, cảnh sát hình sự,..), miêu tả lại quá trình chữa cháy, bắt cướp mà em đã từng đọc trên báo hoặc chứng kiến,..

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 2 ( trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) ...v..v

Trả lời

Vận dụng phương pháp thuyết minh trong văn nghị luận là vô cùng cần thiết. Vì:

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu với mục đích rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên cho người đọc.

Trong đoạn gợi ý, ta rút ra được:

- Đoạn trích là một văn bản nghị luận có nội dung như sau: Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân Việt Nam hay không hay cần tính tới chỉ số GNP?

- Phương pháp thuyết minh được vận dụng nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về chỉ số GDP, GNP

Hệ quả của việc vận dụng phương pháp thuyết minh:

- Hỗ trợ cho bài viết của tác giả bằng việc đưa những tri thức, khoa học mở mẻ vào đó.

- Dẫn chứng đáng tin cậy, có độ chính xác cao.

- Tạo sự thuyết phục cho luận điểm.

Phần I. Luyện tập trên lớp
Câu 3 ( trang 159 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề \\\\\\\\\\\\\\\"Nhà văn mà tôi hâm mộ\\\\\\\\\\\\\\\" do Câu lạc bộ Văn học nhà trường tổ chức

Trả lời

Dàn bài chi tiết

- Nhà văn em yêu thích và hâm mộ đó chính là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

- Được biết đến với biệt danh là nhà văn của tuổi thơ

- Lúc trẻ Bác Ánh cộng tác với nhiều báo như hoa học trò, tư vấn tình cảm,..

- Nguyễn Nhật Ánh có vô số tác phẩm nổi tiếng với hàng nghìn bản in như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đi qua hoa cúc, Mắt biếc, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,..

- Bộ truyện Kính vạn hoa được chuyển thể thành công thành phim, để lại nhiều kỉ niệm trong lòng thế hiện trẻ

- Những tác phẩm Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua được chuyển thành phim điện ảnh và giành được nhiều giải thưởng,..

Phần II: Luyện tập ở nhà
Câu 1 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Những nhận xét sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Cả hai nhận đình đều sai vì:

- Sử dụng các phương thức biểu đạt kết hợp làm cho bài văn nghị luận có màu sắc hơn. Nhưng nếu lạm dụng nhiều quá sẽ phá vỡ mạnh cấu trúc nghị luận của bài.

- Cần phải khéo léo, biết cách thêm bớt để bài văn hài hòa và chủ yếu vẫn là làm rõ vấn đề nghị luận

- Liệt kê dẫn chứng, miêu tả dẫn chứng,.. sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Phần II. Luyện tập ở nhà
Câu 2 ( trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 )
Viết một bài ( hoặc một đoạn ) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống ( VD: ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; an toàn, vệ sinh thực phẩm; gia đình trong thời hiện đại;..)..v..v

Trả lời

Bài làm chi tiết:

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào, mà trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Trước hết, phải nói đến Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, có nhiều vấn đề về môi trường chưa được giải quyết triệt để. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của ta, khiến chúng ta cần dành thời gian để nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang cả một thời gian dài. Nguyên nhân do các chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển không qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra để môi trường cân bằng sinh thái, đời sống nhân dân được cải thiện. Là học sinh cũng như thế hệ tương lai của đất nước, nhận thức được điều này chúng ta cần không thải rác bừa bãi ra ngoài môi trường, nên học cách phân loại rác, hạn chế sử dụng nhựa mà thay vào đó là những vật dụng cá nhân để giảm thiểu khối lượng chất thải thải ra ngoài môi trường mỗi ngày. Cùng chung tay vì môi trường chính là ngôi nhà chung của chúng ta.

0.46324 sec| 2455.742 kb