SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh

518 lượt xem
"Sóng" là bài thơ làm nên tên tuổi của Xuân Quỳnh với hai hình ảnh sóng đôi sóng và em. Sytu.vn mang đến bạn ba tổ hợp bài soạn: phổ thông, ngắn nhất và cực chi tiết. Với mục tiêu được đồng hành và trở thành kênh tham khảo đáng tin cậy của các bạn học sinh. Soạn bài Sóng- Xuân Quỳnh- Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến và vui tươi được tạo bởi các yếu tố:

- Câu thơ ngắn, đều ( thể thơ 5 chữ)

- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng lúc dồn dập

Câu 2
Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

- Nghĩa thực: Hình tượng sóng với hai trạng thái đối lập, trái ngược được miêu tả cụ thể và sinh động

- Nghĩa biểu tượng: Ngọn sóng như có hồn, tính cách, tâm trạng của người con gái khi yêu biết bộc bạch, giãi bày, biết diễn tả sự phong phú, phức tạp nhiều khi đầy mâu thuẫn. Khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc; vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa nồng nhiệt vừa âm thầm,...

=> Tất cả làm nổi bật trạng thái bất yên, thao thức những tràn đầy hạnh phúc

Khổ 1&2: Hình tượng sóng được đặt trong trạng thái đối cực "Dữ dội- dịu êm"

Khổ 3&4: Hình tượng sóng nhận thức được tình yêu của mình.

Khổ 5&6: Hình tượng sóng và nỗi nhớ trong tình yêu 

Khổ 7: Lời khẳng định, niềm tin vào tình yêu 

Khổ 8: Sự lo âu, trăn trở

Khổ 9: Ước nguyện được hòa mình vào biển lớn tình yêu

Câu 3
Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì vể kêt cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. v...v..

Trả lời

Mối quan hệ giữa "sóng" và "em":

- Giữa "sóng" và "em" có mối quan hệ tương đồng, các chi tiết về "sóng" chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em".

- Có lúc phản ánh lẫn nhau, tách rời cũng có lúc lại hòa vào làm một 

=> Tuy hai mà một, kết cấu song hành đã làm gia tăng hiện quả của sự nhận thức của chủ thể trữ tình về một tình yêu bất diệt

Kết cấu bài thơ:

- Kết cấu bài thơ là kết cấu song hành ( con sóng và biển cả chính là tiếng lòng của người phụ nữ )

Nét tương đồng:

- Bản tính của "sóng" và "em"

- Nỗi nhớ thủy chung của sóng và em 

Câu 4
Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời

Những đặc điểm của tâm hồn người con gái khi yêu:

- Người con gái khao khát yêu đương, da diết

- Tình yêu của người phụ nữ rất đa dạng và phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc: nhớ nhung, khát vọng, suy tư,…

- Người phụ nữ vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu.

- Tâm hồn thẳng thắn nhưng vẫn rất nữ tính 

Luyện tập
Câu hỏi (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.

Trả lời

Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. 

- Biển (Xuân Diệu)

- Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)

- Biển và anh (Lê Khánh)

Bố cục

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Phần 1 (khổ 1+2): Khát vọng tình yêu của người con gái, những trạng thái đối lập của con sóng

- Phần 2 (khổ 3+4): Ngọn nguồn của sóng, sự bí ẩn về nguồn gốc của tình yêu

- Phần 3 (khổ 5+6+7): Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Phần 4 (Khổ 8+9): Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá nét tương đồng, hòa hợp giữa 2 hình tượng sóng và em. Bài thơ diễn tả niềm khao khát tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn vừa chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để có được tình yêu. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Kết cấu sóng đôi hình tượng kết hợp với thể thơ 5 chữ đã tạo nên điểm nhấn, thành công cho bài thơ.

Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ:

- Xao xuyến và vui tươi.

- Câu thơ ngắn, đều ( thể thơ 5 chữ)

- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng lúc dồn dập

=> Nhịp điệu bài thơ vui vẻ

Câu 2
Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời

Hình tượng bao trùng xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

- Nghĩa thực: Hình tượng sóng với hai trangjt hái đối lập được miêu tả cụ thể và sinh động

- Nghĩa biểu tượng: Ngọn sóng như có  hồn, tính cách và tâm trạng của người con gái khi yêu

=> Làm nổi bật trạng thái tràn đầy hạnh phúc

Câu 3
Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì vể kêt cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. v...v..

Trả lời

Mối quan hệ giữa "sóng" và "em":

- Mối quan hệ tương đồng, tuy hai mà một

Kết cấu bài thơ:

- Bài thơ được viết theo kết cấu song hành, sóng đôi hai hình tượng "sóng" và "em"

Nét tương đồng giữa hai hình tượng "sóng" và "em"

- Bản tính, nỗi nhớ thủy chung da diết

Câu 4
Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời

Những đặc điểm của tâm hồn người con gái khi yêu:

- Một tâm hồn sôi nổi, khao khát yêu đương

- Đa dạng trong việc thể hiện cung bậc cảm xúc

- Vừa muốn thổ lộ tình cảm một cách trực tiếp vừa mượn hình ảnh con sóng để thổ lộ gián tiếp

Luyện tập
Câu hỏi (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.

Trả lời

Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. 

- Biển (Xuân Diệu)

- Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)

- Hai nửa vầng trăng (Hoàng Hữu)

Bố cục

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Phần 1 (khổ 1+2): Khát vọng tình yêu của người con gái

- Phần 2 (khổ 3+4): Ngọn nguồn của sóng và tình yêu

- Phần 3 (khổ 5+6+7): Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Phần 4 (Khổ 8+9): Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

 

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá nét tương đồng, hòa hợp giữa 2 hình tượng sóng và em. Bài thơ diễn tả niềm khao khát tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn vừa chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để có được tình yêu. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Kết cấu sóng đôi hình tượng kết hợp với thể thơ 5 chữ đã tạo nên điểm nhấn, thành công cho bài thơ.

Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến và vui tươi được tạo bởi các yếu tố:

- Câu thơ ngắn, đều ( thể thơ 5 chữ)

- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng lúc dồn dập

-  Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các cách gieo vần vần chân, vần cách =>  gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

Câu 2
Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

- Nét nghĩa thực: Hình tượng sóng hiện lên với hai trạng thái đối lập, trái ngược nhau được miêu tả cụ thể và sinh động

- Nét nghĩa biểu tượng: Ngọn sóng như có hồn, tính cách, tâm trạng của người con gái khi yêu. Ngọn sóng biết bộc bạch, giải bày, diễ tả được sự phong phú và phức tạp.  Người con gái khi yêu có lúc bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc; vừa đắm say vừa tỉnh táo cũng giống như ngọn sóng vừa nồng nhiệt vừa âm thầm,...

=> Tất cả làm nổi bật trạng thái bất yên, thao thức những tràn đầy hạnh phúc

Khổ 1&2: Hình tượng sóng được đặt trong hai trạng thái đối cực "Dữ dội- dịu êm", "ồn ào- lặng lẽ"

Khổ 3&4: Hình tượng sóng nhận thức được tình yêu của mình. "nỗi khát vọng tình yêu..", "từ nơi nào sóng lên"

Khổ 5&6: Hình tượng sóng và nỗi nhớ trong tình yêu bao trùm cả không gian và thời gian "dưới lòng sâu.. trên mặt nước.."

Khổ 7: Lời khẳng định, niềm tin vào tình yêu ".. dù muôn vời cách trở"

Khổ 8: Sự lo âu, trăn trở về tương lai

Khổ 9: Ước nguyện được hòa mình vào biển lớn tình yêu

Câu 3
Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì vể kêt cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. v...v..

Trả lời

Mối quan hệ giữa "sóng" và "em":

- Giữa "sóng" và "em" có mối quan hệ tương đồng, các chi tiết về "sóng" chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em".

- Có lúc phản ánh, trái ngược lẫn nhau, tách rời cũng có lúc lại hòa vào làm một 

=> Tuy hai mà một, kết cấu song hành đã làm gia tăng hiện quả của sự nhận thức của chủ thể trữ tình về một tình yêu bất diệt

Kết cấu bài thơ:

- Như đã nói ở trên, kết cấu bài thơ là kết cấu song hành ( con sóng và biển cả chính là tiếng lòng của người phụ nữ )

- Ngoài ra, còn là kết cấu liền mạch của suy nghĩa và cảm xúc của cô gái khi yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng giống như sóng biển, đa dạng và hiến hoá, mạnh mẽ và thuỷ chung. Rồi cô ước ao được hoá thành con sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu".

Nét tương đồng:

- Bản tính của "sóng" và "em" ( sự đa dạng muôn màu muôn sắc )

- Sự mãnh liệt, sâu sắc và khao khát yêu đương ( mãnh liệt như từng con sóng vỗ bờ )

- Nỗi nhớ thủy chung của sóng và em 

Câu 4
Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời

Những đặc điểm của tâm hồn người con gái khi yêu:

- Người con gái với tấm lòng thủy chung khao khát yêu đương, da diết

- Tình yêu của người phụ nữ rất đa dạng và phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc: nhớ nhung, khát vọng, suy tư,…

- Người phụ nữ vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu.

- Tâm hồn thẳng thắn nhưng vẫn rất nữ tính 

- Nét đẹp của người phụ nữ trong bài hiện lên vừa truyền thống vừa hiện đại 

Luyện tập
Câu hỏi (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.

Trả lời

Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. 

- Biển (Xuân Diệu)

- Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)

- Hai nửa vầng trăng (Hoàng Hữu)

- Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn)

- Biển và anh (Lê Khánh)

Bố cục

Trả lời

Lời giải chi tiết

- Phần 1 (khổ 1+2): Nhận thức tình yêu của cô gái qua hình tượng sóng, khát vọng tình yêu của người con gái

- Phần 2 (khổ 3+4): Nguồn gốc của cơn sóng qua đó lý giải về cội nguồn của tình yêu

- Phần 3 (khổ 5+6+7): Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Phần 4 (Khổ 8+9): Những suy tư, trăn trở về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

 

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá nét tương đồng, hòa hợp giữa 2 hình tượng sóng và em. Bài thơ diễn tả niềm khao khát tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn vừa chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để có được tình yêu. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Kết cấu sóng đôi hình tượng kết hợp với thể thơ 5 chữ đã tạo nên điểm nhấn, thành công cho bài thơ.
0.48842 sec| 2454.273 kb