Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Quan âm thị kính

159 lượt xem
Soạn bài: Quan Âm Thị Kính - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Quan Âm Thị Kín cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Quan âm thị kính phổ thông nhất

Câu 1, 2
Trả lời câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trả lời

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?  

Trả lời

- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Tất cả các nhân vật trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời

- Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, tuy không gần gũi và phổ biến với nhân dân như cảnh “thiếp nón, chàng tơi”, “chồng cày, vợ cấy” nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.

- Qua lời và cử chỉ của Thị Kính, ta thấy Thị Kính rất ân cần, dịu dàng với chồng: khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng; thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn lo lắng về sự dị hình chẳng lành.

⟶Thị Kính là người vợ thương chồng. Tình cảm đối với chồng rất chân thật, tự nhiên.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.

Trả lời

- Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.

- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Mụ muốn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn lí do giết chồng. Cụ thể:

+ Giống nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mả gà đồng.

+ Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày là con nhà cua ốc.

+ Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

⟶Lời lẽ là vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp - cao” của mụ thật giàu có. Lúc này không phải là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt càng bộc lộ thái độ trấn áp tàn nhẫn phũ phàng, giọng khinh thị người nghèo. Mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề hôn nhân phong kiến rất sâu sắc.

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

Trả lời

Trong trích đoạn, năm lần Thị Kính kêu oan. Trong đó có bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng:

- Giời ơi Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ

- Oan cho con lắm mẹ ơi!

- Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

Bốn lần kêu oan trên đều vô ích. Chồng nhu nhược, mẹ chồng cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan của nàng càng đầy.

Lần kêu oan thứ năm, lần cuối là kêu với Mãng ông (cha đẻ). Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Cuối cùng nỗi oan không được giải và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.

Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

Trả lời

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.

- Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vỡ, cha bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.

Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ

Trả lời

Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu.

Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:

- Tích cực: muốn sổng ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.

- Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.

Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chỉ dừng ở những lời trách móc số phận và ước muốn “nhật nguyệt sáng soi”.

Soạn bài Quan âm thị kính ngắn nhất

Câu 1, 2
Trả lời câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trả lời

Câu 1: Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần

Phần 1: Án giết chồng:   Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

Phần 2: Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen:  Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?  

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Quan Âm Thị Kính

Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời

Câu 3: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông

Nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà và Thị Kính

  • Sùng bà: loại nhân vật mụ ác, tàn nhẫn độc địa
  • Thị Kính: loại nhân vật nữ chính đức hạnh, nết na
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.

Trả lời

Câu 4: Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh: 

  • Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. 
  • Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.

Qua lời nói và cử chỉ, Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng.

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

Trả lời

Câu 5: Nhận xét về Sùng bà đối với Thị Kính:

Hành động: 

  • Dúi đầu Thị Kính xuống đất, dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
  • Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng

Ngôn ngữ:

  • Con mặt sứa gan lim, mèo mả gà đồng 
  • Câm đi!, Trên dâu dưới Bộc hẹn hò, Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
  • Đồ sát chồng, Chém bổ băm vẩm xích mặt
Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

Trả lời

Câu 6: Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:

3 lần kêu oan với Sùng bà

Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng)

Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha)

=> Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông

=> Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. 

Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ

Trả lời

Câu 7: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà:

  • Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai
  • Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.

Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm:

  • Hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc
  • Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ

Soạn bài Quan âm thị kính hay nhất

Câu 1, 2
Trả lời câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trả lời

Án giết chồng: Thị Kính chịu nỗi oan hại chồng, bị đuổi, tình vợ chồng tan vỡ, quyết định nương nhờ cửa phật.

Án hoang thai: Thị Mầu vu oan Thị Kính, nàng bị đuổi ra khỏi chùa

Oan tình được giải : Thị Kính được giải oan

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?  

Trả lời

Xem chú thích từ khó trong SGK Ngữ Văn 7, tập 2

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời

Trích đoạn có 5 nhân vật chính, bao gồm Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.

Các nhân vật đều tham gia vào tạo nên xung đột kích. Song, có hai nhân vật tạo nên xung đột chính trong vở kịch là Thị Kính và Sùng Bà. 

Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính, hiền hậu, nết na, thuộc tầng lớp thấp, người lao động bình thường. Còn Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, tầng lớp cao, địa chỉ phong kiến.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.

Trả lời

Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh sinh hoạt trong gia đình đầy ấm cúng: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách=> niềm mong ước về hành phúc gia đình của nhân dân.

=>Thị Kính là một người khéo léo, chu đáo, quan tâm, rất mực yêu thương chồng.( Quạt cho cho ngủ,  lo lắng về sợi râu mọc ngược xấu xí của cho nên toan cắt xén, lời nói ân tình, chân thật, lòng dạ tha ngay).

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

Trả lời

Liệt kê hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:

Hành động

Ngôn ngữ

 

+ Bắt Thị Kính ngửa mặt lên rồi, dúi đầu Thị Kính xuống

+  Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng Bà dúi tay khiến nàng ngã khuỵu xuống

 

 

 

 

=>Hành động thô bạo, tàn nhẫn

+ Xưng hô: mày, bà, ,..

+ "Cái con mặt sửa, gan lim"

+ “Cái con mặt sứa … định giết con bà à?”

+ “Này con kia …hẹn hò”

+ “Chém bổ băm vằm … giết chồng”

+ “Phi mặt …thớt!”

+ “Đồng nát … ở với cha”

+ “Trứng rồng …cua ốc”

……………………………..

=>Mắng nhiêc, chửi bới đến tàn nhẫn, bản chất trịch thượng, chua ngoa, khinh thường người khác=> độc ác

Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

Trả lời

Trong đoạn trích, Thị Kính 5 lần kêu oan.

+ Lần thứ nhất, thứ hai và thứ tư, Thị Kính kêu oan với mẹ chồng:

" Giờ ơi! mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi"

" Oan cho con lắm mẹ ơi"

" Mẹ xét tình cho con, oan cho con là mẹ ơi"

+ Lần thứ ba, Thị Kính kêu oan với chồng:

Oan cho thiếp là chàng ở

+ Lần thứ năm, Thị Kính kêu oan với cha mình: Mãng ông. Đây là lần mà lời kêu oan nhân của nàng nhận được cảm thông. Nhưng trớ trêu thay, đây là sự cảm thông vô cùng bất lực và đau khổ khi chính Mãng ông cũng chẳng thể giúp đỡ gì được, đành ngậm ngùi:

" Con ơi. Dù oan, dù nhẫn chẳng oan

Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào".

Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
> Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ

Trả lời

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, hai vợ chồng Sùng bà còn dựng lên một màn kịch tàn ác: Mời Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là sang để nhận Thị Kính về. Sùng ông còn tổ thái độ khinh khi và hành động thô lỗ khi dúi Mãng ông ngã rồi bỏ vào. Đây cũng là thời điểm xung đột kịch đẩy lên cao trào. Vì chính lúc ấy, nỗi đau của nàng đạt tới đỉnh điểm: vừa đau nỗi đau oan ức, vừa đau nỗi đau tan vỡ nghĩa phu thê, vừa đau nó đâu người cha già yếu bị nhà chồng hành hạ, mạt sát vì nàng.

0.05454 sec| 2459.484 kb