Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

178 lượt xem
Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tục ngữ về con người và xã hội cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.

Trả lời

Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.

Câu 2
câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:  a) Nghĩa của câu tục ngữ. b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu

Trả lời

Câu 3
câu 3 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) So sánh hai câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn.

Trả lời

- Ý nghĩa:

+ “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

Câu 4
câu 4 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ: - Diễn đạt bằng so sánh - Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - Từ và câu có nhiều nghĩa

Trả lời

- Diễn đạt bằng cách so sánh:

+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa - nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây - quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

Luyện tập
LUYỆN TẬP Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học  

Trả lời

LUYỆN TẬP

Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học

Lời giải chi tiết

* Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

* Có cứng mới đứng đầu gió.

* Chết trong còn hơn sống đục.

* Một miếng khi đói còn một gói khi no.

* Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.

Trả lời

Câu 1: Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.

Câu 2
câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:  a) Nghĩa của câu tục ngữ. b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 2: 

1. Một mặt người bằng mười mặt của

a. Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cải.

b. Giá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người

c. Ứng dụng: an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”, phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người, Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

a. Nghĩa của câu: răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người.

b. Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người.

c. Ứng dụng: Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

a. Nghĩa của câu: khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm tho. 

Giá trị kinh nghiệm: đề cao lối sông đạo đức, giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng.

c. Ứng dụng: giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, Phê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

a. Nghĩa của câu: khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống. 

b. Giá trị kinh nghiệm:  học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sống

c. Ứng dụng:  người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép, Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

5. Không thầy đố mày làm nên.

a. Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.

b. Giá trị kinh nghiệm:  nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn

c. Ứng dụng:  Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáo

6. Học thầy không tày học bạn

a. Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạn

b. Giá trị kinh nghiệm: khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống

c. Ứng dụng:  việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

7. Thương người như thể thương thân

a. Nghĩa của câu: con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình

b. Giá trị kinh nghiệm: triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình 

c. Ứng dụng:  Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân. Kêu gọi tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

a. Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.

b. Giá trị kinh nghiệm: khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau

c. Ứng dụng:  thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước, Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa.

9. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

a. Nghĩa của câu: hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao.

b. Giá trị kinh nghiệm: sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.

c. Ứng dụng:  cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ

Câu 3
câu 3 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) So sánh hai câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn.

Trả lời

Câu 3: So sánh hai câu tục ngữ:

Hai câu tục ngữ trên  tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức, không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức.

Câu tục ngữ khác: Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân - Cái nết đánh chết cái đẹp

Câu 4
câu 4 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ: - Diễn đạt bằng so sánh - Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - Từ và câu có nhiều nghĩa

Trả lời

Câu 4: Chứng minh và phân tích các câu tục ngữ

Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh: gồm các câu tục ngữ 1,6,7. Dùng các từ so sánh sau:

1.  bằng .

6.  tày  

7.  như 

Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: gồm các câu tục ngữ 8,9 

8. từ quả – cây: thành quả và công ơn, sự giúp đỡ của người khác 

9. cây và non khiến ta liên tưởng đến một cá nhân đơn lẻ và việc lớn, việc khó

Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: gồm các câu tục ngữ 2, 3, 4, 8

2. Cái răng, cái tóc 

3. Đói, rách

4. Ăn, nói, gói, mở...

5. Quả, kẻ trồng cây, cây, non... 

Luyện tập
LUYỆN TẬP Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học  

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.

Trả lời

Các từ khó cần chú thích: Xem SGK

Câu 2
câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:  a) Nghĩa của câu tục ngữ. b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu

Trả lời

Câu tục ngữ

Nội dung

Giá trị kinh nghiệm

Ứng dụng

Một mặt người bằng mười mặt của

Con người quý giá và quan trọng hơn tiền bạc, của cải gấp nhiều lần.

Coi trọng giá trị của con người trong đời sống

+ Đặt con người lên trên hết, quan tâm tới quyền lợi của con người

+ Phê phán những người thiếu hiểu biết, coi của nặng hơn người

+ An ủi nhân dân “của đi thay người”

 

Cái răng, cái tóc là gốc con người

+Răng, tóc thể hiện hình thức , nhân cách con người

+ Răng, tóc phản ánh sức hoẻ của con người

-Nhắc nhở con người nên chăm chút coi trọng hình thức bên ngoài vì nó thể hiện nhân cách con người

-Cách dánh giá con người

- Gặp người lạ lần đầu có thể đánh giá họ qua hình thức trước khi đi sâu vào nội dung

- Dặn dò, nhắc nhở của cha mẹ với con cái,…….

Đói cho sạch, rách cho thơm

Dù nghèo khổ, đói rách vẫn phải giữ cốt cách của mình trong sach, không làm điều xấu xa, hại người.

- Đề cao giá trị đạo đức

- Giáo dục lòng tự trọng của con người

-Tránh xa các thói hư, tật xấu, các cám dỗ

 

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Phải học cách ăn nói, cách làm, cách giao tiếp….theo đúng chuẩn mực

- Đề coa giá trị của lời ăn, tiếng nói, hành vi ứng xử

- Khuyên mọi người nên học hành tử tế trong mọi phương diện

- Biết cách ăn nói khéo léo

-Biết tế nhị, văn hoá trong giao viếp, ứng xử

-Biết học hỏi trong làm việc.

Không thầy đố mầy làm nên

Muốn làm nên thành công phải có sự hướng dẫn, dạy bảo của người thầy

- Đề cao vai trò của người thầy với thành công của người khác

- Nhắc nhở mỗi người học sinh kính trọng thầy cô

-Nhớ công ơn thầy cô

-Tìm thầy để học hỏi

-Nghe lời thầy cô

Học thầy không tày học bạn

Chủ động học hỏi các bạn bè ngoài học hỏi từ thầy cô

- Đề cao giá trị của việc học từ bạn bè

- Biết chọn bạn mà chơi, tìm bạn mà học

- Học hỏi bạn bè trong lớp, ngoài đời sống

Thương người như thể thương thân

Hãy yêu thương mọi người như yêu thương chính bản thân ta vậy

- Triết lí về quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở tình yêu thương

- Giá trị nhân văn trong đời sông

- Biết giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn

- Biết đồng cảm, sẻ chia

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Biết ơn nững người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng quả ngọt hôm nay, biết ơn những ai đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.

- Đề cao giá trị của lòng biết ơn, sự trân trọng

- Biết ơn thầy cô, bạn bè

- Biết ơn cha mẹ

- Trân trọng, biết ơn công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc.

Một cây ……….núi cao

Nhiều người hợp sức sẽ làm nên thành công dễ dàng hơn

Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết

Đề cao sự cần thiết của tinh thần đoàn kết

 

- Biết hoà nhập với tập thể

- Tạo các hoạt động nhóm

Câu 3
câu 3 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) So sánh hai câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn.

Trả lời

Trong hai câu tục ngữ trên về nội dung và ý nghĩa nó không hề mâu thuẫn với nhau mà trái lại nó bổ sung cho nhau, góp phần hoàn thiện các giá trị của lời khuyên. Bởi vì. Người thầy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, tư duy và nhận thức của học sinh, đó là người lái đò để từng bước đưa học sinh chạm bờ tri thức, gieo mầm tương lai, vì vậy mà vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Song, bạn là người gần gũi với ta, ta cũng dễ dàng sẻ chia, nếu thầy ta chỉ được học khi đến trường, đến lớp thì bạn bè ta được gặp gỡ nhiều hơn, có thể hỏi han nhiều điều hơn. Ở đây đề cao việc học bạn bè nhưng không có nghĩa là phủ nhận hay không đề cao vvị trí của người thầy mà chỉ muốn nhắc nhở việc học tập nên kết hợp học cả thầy cô và cả ở bạn bè.

Các câu tục ngữ khác như:

1.

-  Đi một ngày đàng học một sàng khôn

-  Không đi thì không biết xứ đông

-   Đi thì khốn khổ thân ông thế này.

2.

- Máu chảy ruột mềm

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

3.

- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

- Đứng núi này, trông núi nọ

4.

- Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu

- Thương người như thể thương thân

Câu 4
câu 4 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ: - Diễn đạt bằng so sánh - Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - Từ và câu có nhiều nghĩa

Trả lời

Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm của tục ngữ:

- Diễn đạt bằng so sánh:

Thể hiện qua câu tục ngữ: câu tục ngữ 1; câu tục ngữ 6; câu tục ngữ 7

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ: Thể hiện qua các câu tục ngữ 8 và câu tục ngữ 9

- Từ và câu có nhiều nghĩa: Thể hiện qua các câu tục ngữ 2; câu tục ngữ 3; câu tục ngữ 4; câu tục ngữ 8 và câu tục ngữ 9

Học ăn: hiểu theo nghĩa đen từ khi sinh ra đứa trẻ phải học cách ăn thức ăn/ nghĩa chuyển: học ăn là học cách cư xử với mọi người xung quanh.

Luyện tập
LUYỆN TẬP Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học  

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05512 sec| 2462.328 kb