Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

196 lượt xem
Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Qua tiêu đề bài thơ, có thế thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Trả lời

- Tình cảm quê hương thể hiện ở tên bài thơ: Tên bài thơ là Hồi hương ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Hạ Tri Chương tác giả bài thơ thi đậu tiến sĩ làm quan trên 50 năm ở Trường An mới về quê. Điều này đáng trân trọng đúng như hai câu thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên: “Hồ tử tất thủ khâu / Quyện điểu quy cựu lâm" (Cáo chết tất quay đầu về phía núi gò. Chim mỏi tất bay về rừng cũ.) Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết chứ không phải là tình cảm phát sinh bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Nói ngẫu nhiên viết vì nhà thơ không chủ định viết. Nhưng do tình huống bị gọi là “khách” ở cuối bài làm tác giả xót xa là duyên cớ ngẫu nhiên ông phải chấp bút đề thơ.

- Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên đó là một điều kiện tất yếu đó là tình yêu sâu nặng, luôn luôn canh cánh trong lòng bất cứ lúc nào cũng có thể thổ lộ ra của nhà thơ. Có thể so sánh tình cảm đó như một sợi dây đàn căng thẳng và chỉ cần chi tiết chân thực nhưng vô lí ở cuối bài va đập vào là ngân lên, ngân mãi.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Trả lời

- Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.Lí giađối vớiđại hồi, hương âmđối vớimấn maolà chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểuđối vớilão,vô cảiđối vớitồi. Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ;vô cải: không thay đổi ;tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp,thiếu tiểulãođều là chủ ngữ cũng nhưvô cảitồiđều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

- Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cảilà đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu thơ 1 và 2 sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Trả lời

Như trên đã nói, câu 1 là câu kể, câu 2 là câu tả. Phương thức diễn đạt toàn bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp vì trong bài nói chung là có nhiều yếu tố miêu tả đặc biệt là rất nhiều yếu tố tự sự!

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Trả lời

- Hai câu trên:Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

- Hai câu dưới:Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

+ Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.

+ Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.

+ Cảm giác bơ vơ, lạc lõng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.

+ Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Luyện tập

Trả lời

So sánh hai bản dịch thơ :

- Giống: đều dịch theo thể lục bát và sát với bản dịch nghĩa.

- Khác: Bản của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiêu biểu (trẻ cười), còn bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mềm mại, hơi hụt hẫng.

Bố cục

Trả lời

2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Những thay đổi và không thay đổi của con người.

- Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng nhà thơ khi bị coi là khách ở quê.

ND chính

Trả lời

Bài thơ diễn tả một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Qua tiêu đề bài thơ, có thế thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Trả lời

Câu 1: Nếu như bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viêt về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồn đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách” trong ngày đầu tiên trở về quê hương. 

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Câu 2: Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: 

  • Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi
  • Hương âm vô cải / mấn mao tồi. 

Tác dụng: thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu thơ 1 và 2 sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Trả lời

Câu 3: (1) tác giả thể hiện theo phương thức Tự sự, biểu cảm, biểu cảm qua tự sự.

(2) tác giả thể hiện theo phương thức Miêu tả, biểu cảm, Biểu cảm qua miêu tả.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Trả lời

Câu 4: Sự biểu đạt của tình quê hương:

  • Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.
  • Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.
Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Qua tiêu đề bài thơ, có thế thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Trả lời

Tiêu đề bài thơ được viết khi tác giả trở về quê hương một cách ngẫu nhiên, có thể xem là tức cảnh sinh tình. Hoàn cảnh của Hạ Tri Chương cũng rất đặc biệt. Ông xa quê khi còn rất nhỏ, trải qua bao sóng gió bôn ba trên chốn quan trường và trong cuộc đời đến khi đi đến dốc bên kia cuộc đời mới có thể trở lại nơi chôn rau cắt rốn. Vậy nên sự trùng phùng sau quãng thời gian xa cách càng khắc họa nỗi nhớ quê hương nồng đượm, nặng tình nặng nghĩa pha chút xót xa, hoài niệm và thương đau của con người xa xứ quá lâu.

Tuy nhiên tình cảm của nhà thơ là được khơi nguồn từ chính quê hương, được viết khi chính nhà thơ đang đứng trên quê hương của mình. Hoàn cảnh sáng tác này hoàn toàn khác với hoàn cảnh ly biệt, xa cách quê hương của Lí Bạch khi viết Tĩnh dạ tứ.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Trả lời

Hai câu đầu sử dụng khá thành công phép tiểu đối (đối trong cùng câu) với các phép đối cụ thể như sau

- thiếu-lão (trẻ-già)

- tiểu-đại (nhỏ-lớn)

- li-hồi (đi xa-trở về)

- hương âm-mấn mao (giọng quê-tóc mai)

- vô cải-tồi (không đổi-rụng)

Phép tiểu đối nhấn mạnh rõ nét sự so sánh khác biệt của của tác giả lúc trẻ và khi về già. Tuổi trẻ với nhiều sức sống nhưng lại phải đi xa, rời quê hương. Thoắt cái cả kiếp người đã đi gần hết, đến khi có thể trở lại nơi chứa đựng cả tuổi trẻ thì đã già, đầu đã điểm bạc.

 Tất cả đều thay đổi theo dòng chảy thời gian: ngoại hình, tâm tính, nhân sinh quan, hoàn cảnh,… nhưng duy chỉ có những gì thuộc về quê hương thì suốt đời không thể biến đổi, ví dụ như giọng quê, tình quê. Đặc biệt, nhấn mạnh sự biến đổi là để nhấn mạnh sự bất biến. Dù tất cả có khác xưa thì chỉ duy có tấm lòng một lòng yêu quê là mãi mãi trường tồn.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu thơ 1 và 2 sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Trả lời

Phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Biểu cảm qua tự sự

Biểu cảm qua miêu tả

Câu 1

x

 

x

x

 

Câu 2

 

x

x

 

x

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Trả lời

* Hai câu thơ đầu

Hai câu đầu sử dụng khá nhiều cụm từ đối để khắc họa nét tương phản khi còn trẻ và lúc trở thành một vị quan đức cao vọng trọng nhưng đã đi gần hết chặng đường đời. Ý thơ thoáng chút cảm xúc hoài thương và tự trách khi xa quê lâu như vậy nhưng chưa một lần trở lại cố hương. Tuy hàm ý này không được thể hiện rõ rệt nhưng khoảng cách thời gian chính là một điểm nhấn để người đọc cảm nhận được nỗi niềm xót xa ẩn chứa trong ngòi bút của tác giả.

* Hai câu thơ sau

Hai câu thơ sau vẫn tiếp tục sử dụng nghệ thuật tiểu đối nhưng ý thơ đã có sự thay đổi. Khắc họa sự thay đổi để rồi nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt với giọng quê, với tình quê. Dòng chảy thời gian có thể biến đổi, mài mòn đi tất cả nhưng tình yêu dành cho quê hương thì vẫn luôn chảy trong tim tác giả.

Tuy nhiên nếu để ý kĩ thì có thể thấy được ý thơ vẫn ẩn chứa sự bi hài và một chút thương cảm. Nhi đồng trong câu thơ là thế hệ mới, điều này càng nhấn mạnh sự lẻ loi, cô độc của nhà thơ. Khi đi bản thân vẫn còn là nhi đồng, nhưng lúc về thì thế gian biến đổi, bao kiếp người đến rồi đi. Điều này khiến tác giả buồn vui lẫn lộn.

Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05493 sec| 2450.828 kb