Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

187 lượt xem
Soạn bài: Phò giá về kinh - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Phò giá về kinh cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời

Tụng giá hoàn kinh sưnguyên văn chữ Hán được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:

- Cả bài gồm có 4 câu thơ.

- Mỗi câu có 5 từ.

- Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

Trả lời

Nội dung bài thơ:

- Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc.

- Hai câu sau: Lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý bài thơPhò giá về kinhđã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

Câu 3
câu 3 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1) Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau. Nghĩa là ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì, hoa mĩ; cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng.

Luyện tập

Trả lời

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

- Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

- Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng.

- Đoạn 2 (Hai câu cuối): Khát vọng hòa bình.

ND chính

Trả lời

Bài thơ ra đời trong không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời

Câu 1: Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

  • Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
  • Số câu: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
  • Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Phò giá về kinh

Câu 2: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình.

=> Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy, là khúc khải hoàn ca, hùng tráng.

Câu 3
câu 3 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1) Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời

Câu 3: Cả hai bài thơ Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều có cảm xúc trữ tình, khí khách oai hùng, lời chắc nịch, sáng rõ, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, chứa nhiều hàm súc.

Luyện tập

Trả lời

Câu 4: Cách nói của bài thơ: 

  • Rất cô đọng, hàm súc, 
  • Sử dụng lời nói giản dị, 
  • Chân thành nhưng mạnh mẽ và rắn rỏi.
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời

“Phò giá về kinh” là bài thơ sử dụng thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật do thể hiện rõ những đặc điểm sau:

- Bài thơ gồm tất cả là 4 câu (tứ tuyệt), trong đó mỗi câu chứa 5 tiếng (ngũ ngôn).

- Gieo vần theo luật thơ Đường: hiệp vần tại tiếng cuối của câu thơ thứ hai và thứ tư (gieo vần bằng).

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

Trả lời

- Nội dung

+ Hai câu đầu: Làm nổi bật hào khí chiến thắng vang dội của dân tộc

+ Hai câu cuối: Bộc lộ ước vọng hòa bình và trường tồn mãi ngàn thu của dân tộc.

- Biểu ý

Như bố cục nội dung đã phân tích ở phía trên, bài thơ là lời khải hoàn ca trước những chiến công lẫy lừng để đem lại nền hòa bình cho dân tộc. Nhưng ý tưởng thơ không coi trọng và cổ vũ cho tư tưởng tàn sát và sát phạt mà ngược lại vô cùng khát khao nền hòa bình và thịnh trị dành cho quốc gia.

- Biểu cảm

Bài thơ đan xen nhiều cảm xúc nhưng bao trùm vẫn là niềm tự hào với quê hương, tổ quốc và tình yêu với nền hòa bình.

Câu 3
câu 3 (trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1) Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời

- Về biểu ý, cả hai bài thơ đều khắc họa rất thành công

+ Độc lập, chủ quyền là điều tất yếu với nước Nam. Đó là điều thiêng liêng mà bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể xâm phạm

+ Thể hiện tình cảm yêu nước, kiên cường, tự chủ và quyết tâm chống giặc mãnh liệt để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

- Về biểu cảm, cả hai bài thơ đều thể hiện cảm xúc tự tôn dân tộc mãnh liệt đồng thời bộc lộ ước vọng tự do, hòa bình muôn đời.

Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05449 sec| 2423.844 kb