ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
Đọc bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi:
Trả lời câu 1 (trang 69 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi).
- Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép
- Ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …
Trả lời câu 2 (trang 69 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?
(1) thiên niên kỉ
(2) thiên lí mã
(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.
Trả lời:
Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.