SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

259 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời

Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Với

Trả lời

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.

b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:

- Hình thể: trắng, đẹp

- Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung

- Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.

c.Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Luyện tập
Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.

Trả lời

Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.

Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.

- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

ND chính

Trả lời

Bài thơ bày tỏ sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ và lên án, tố cáo chế độ phong kiến.

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Với

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập
Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời

Nhà thơ Hồ Xuân Hương viết bài “Bánh trôi nước” dựa trên thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đây cũng là thể thơ quen thuộc trong kho tàng văn học dân tộc

Đặc điểm nhận biết:

- Bài thơ gồm có 4 câu (tứ tuyệt), mỗi câu chứa 7 chữ (thất ngôn)

- Ngắt nhịp 4/3

- Hiệp vần tại từ cuối mỗi câu 1, 2 và 4

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Với

Trả lời

a. Bánh trôi nước theo nghĩa tả thực

Nếu xét theo nghĩa tả thực thì bài thơ đã khắc họa rất chân thực hình dáng cũng như các công đoạn để tạo nên một chiếc bánh trôi truyền thống. Hình dáng tròn đầy, trắng muốt do được làm từ gạo. Bánh còn có nhân bên trong là đường đen. Khi nặn bánh xong, người làm sẽ luộc chín, trong quá trình luộc, bánh sẽ chìm và nổi lên khi đã chín. Tuy nhiên, do được sản xuất thủ công nên hiếm khi có hai chiếc bánh nào giống nhau trọn vẹn. Mỗi chiếc to nhỏ, tròn méo, lành hay vỡ còn phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo của người bặn.

b. Bài thơ còn có thể hiểu theo nghĩa thứ hai, đó là miêu tả về cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Câu 1: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Nhà thơ vận dụng rất linh hoạt motip ca dao than thân quen thuộc ‘thân em” khiến cho lời thơ trở thành lời bộc bạch, tâm sự gần gũi của người phụ nữ xưa. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi đầy đặn, hấp dẫn để khắc họa hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tươi mới và mang vẻ đẹp hấp dẫn đầy quyến rũ. Điệp từ “vừa” có tính chất khắc họa rõ nét và tô đậm hơn vẻ đẹp đấy.

- Câu 2: “Bảy nổi ba chìm với nước non”

Tác giả vận dụng rất khéo léo thành ngữ “bảy nổi ba chìm” vừa miêu tả quá trình luộc bánh nhưng thực chất là ẩn dụ cho số phận chìm nổi, long đong lận đận của người phụ nữ Việt trong xã hội nam quyền xưa.

- Câu 3: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Câu thơ thứ ba chính là lời giải thích cụ thể, rõ ràng nhất dành cho câu thứ hai. Sở dĩ cuộc đời của người phụ nữ chìm nổi là bởi vì họ không có quyền được tự định đoạt cuộc đời của mình. Đảo ngữ “rắn nát” nhằm nhấn mạnh hai trạng thái đối lập của cuộc đời con người: rắn – hạnh phúc, đủ đầy, nát – đau thương, tan vỡ. Điều này không khó giải thích bởi cuộc sống của con người xưa, đặc biệt là người phụ nữ bị đẩy vào những vòng tròn kiềm tỏa mang tên “tam cương ngũ thường”, “tam tòng tứ đức”. Họ phải kí thác cuộc sống của mình vào bàn tay điều khiển của những người đàn ông khác. Khi còn trẻ thì phải nghe lời cha, lấy chồng thì phải theo chồng và đến khi chồng chết lại phải nương nhờ vào con trai. Họ mặc nhiên phải sống theo cuộc đời và cảm xúc của người khác mà không có quyền lên tiếng hay phản kháng.

- Câu 4: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cụm “mà … vẫn” thể hiện thái độ kiên định, quả quyết. Hình ảnh “tấm lòng son” được xem là hình ảnh đắt giá nhất trong bài thơ. Đây là biểu tượng cho những phẩm chất, những vẻ đẹp như thủy chung, nghĩa tình, đảm đang, chịu thương chịu khó vốn là đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Phẩm chất ấy sẽ không phai mờ hay biến đổi dẫu cho bao biến thiên cuộc đời, bao sóng gió vùi dập họ.

c. Với hai nghĩa phân tích ở trên thì nghĩa thứ hai mới là nghĩa quyết định nội dung và thông điệp cần truyền tải của bài thơ. Nghĩa gắn với hình ảnh người phụ nữ, vừa thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị than thân mãnh liệt.

Luyện tập
Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.50562 sec| 2429.25 kb