Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

209 lượt xem
Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Đề văn biểu cảm

Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Nội dung đó trong từng đầu đề như sau:

a) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương.

b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

d) Vui buồn tuổi thơ.

e) Loài cây em yêu.

Trả lời:

a) Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.

- Dòng sông quê hương.

- Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.

b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

- Đêm trăng trung thu.

- Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của các người lớn.

c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

- Nụ cười của mẹ.

- Cảm nghĩ: hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.

d) Vui buồn tuổi thơ.

- Những kỉ niệm tuổi thơ.

- Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.

e) Loài cây em yêu.

- Giống cây mà em thích nhất.

- Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

Đề bài: Cảm nghỉ về nụ cười của mẹ.

a) Tìm hiểu để và tìm ý

Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là nụ cười của mẹ. Em hãy nêu trong trường hợp nào nhìn thấy nụ cười của mẹ (khi em vui chơi, khi em ngoan ngoãn, khi em học hành tiến bộ... và những tình cảm, suy nghĩ khi nhìn nụ cười ấy).

b) Lập dàn bài

Hãy sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c) Viết bài

Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

d) Sửa bài

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp...

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

Đọc bài văn (tr.89 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.

b. Hãy nêu dàn ý của bài.

c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.

Trả lời:

a) Bài văn nói lên tình yêu quê nhà của một người sau một thời gian đi xa nay trở về thăm lại làng xưa.

Nhan đề bài văn: Tình quê hương.

Đề văn: Quê hương trong trái tim của em.

b) Dàn ý của bài: Dàn ý bài này theo bố cục ba phần:

Mở bài: Tác giả yêu quê mình hơn cả.

Thân bài:

- Yêu khung cảnh quê nhà.

- Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng.

Kết bài: Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê mình lại càng đẹp hơn.

c) Phương thức biểu cảm của bài văn: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu quê hương thắm thiết của mình đối với khung cảnh cũng như truyền thống đấu tranh giữ nước.

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn nhất

Phần I

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Câu 1: a. Bài văn biểu đạt nỗi nhớ quê hương da diết, tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

  • Đối tượng: Cái đẹp, cái lớn của quê hương 
  • Nhan đề: Quê hương
  • Đề bài thích hợp cho đề văn: Cảm nghĩ của về quê hương mình.

b. Bài văn có bố cục 3 phần:

Mở bài (Từ đầu...đến cái đẹp, cái lớn quê mình): Dẫn dắt và giới thiệu về quê hương, cảm nhận của tác giả về quê hương.

Thân bài

  • Khung cảnh thiên nhiên của quê hương trong kí ức của tác giả
  • Quê hương An Giang trong những trang vàng của lịch sử, sự tự hào của tác giả về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình

Kết bài: Khẳng định lại sự trưởng thành, suy nghĩ và tình yêu quê hương của tác giả.

c. Phương thức biểu cảm của bài văn: Hầu hết những câu văn đều bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp bằng những từ ngữ rất bình dị và những hình ảnh giàu sức gợi.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm hay nhất

Phần I

Trả lời

Đề văn

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm thể hiện

a.

Dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương

Gắn bó, thân thiết và yêu mến

b.

trăng đêm trung thu

Vui thích, nhớ tới những kỉ niệm (nếu có)

c.

nụ cười của mẹ

Nhớ, vui sướng mỗi khi nhớ đến, tôn kính

d.

kỉ niệm tuổi thơ

Nhớ nhung, xúc động

e.

một loài cây bất kì

Thích, gần gũi, gắn bó

Phần II

Trả lời

* Đề bài: Nụ cười của mẹ

* Thực hiện

a. Tìm hiểu đề, tìm ý

- Đối tượng: về mẹ, cụ thể là nụ cười của mẹ

- Hình dung sơ lược về đối tượng đó: về hình thức, đó sẽ nụ cười đôn hậu, ấm áp; về nội dung, mẹ thường sẽ nở nụ cười mỗi khi gặp chuyện vui hay muốn truyền tải năng lượng tích cực đến cho mọi người xung quanh.

- Cảm xúc của em dành cho đối tượng đó: vui sướng, hạnh phúc, nhớ khi phải chia xa,…

b. Lập dàn bài

Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về mẹ của em

Điều em ấn tượng nhất trên khuôn mặt của mẹ có phải là nụ cười không?

Nụ cười ấy mang đến cảm nhận đầu tiên như thế nào với người đối diện.

Thân bài

- Khắc họa một vài đặc điểm của mẹ:

+ Tuổi tác, ngoại hình, công việc

+ Tính cách và sự quan tâm tới những người trong gia đình

- Miêu tả nụ cười

+ Khi mẹ cười thì viền môi như thế nào, những đường nét trên gương mặt mẹ ra làm sao, nụ cười ấy có đi kèm thêm cử chỉ hay hành động nào không?

+ Nụ cười ấy thường biểu hiện cho cái gì (ví dụ: niềm vui, sự phấn khích, sự cảm thông và chia sẻ, sự bao dung và thấu hiểu,…)

- Cảm xúc của em khi thấy được nụ cười của mẹ

+ Vui, cảm thấy ấm áp và bình yên

+ Nụ cười của mẹ cũng là động lực mỗi ngày trong em

+ Nụ cười bao dung sẽ thức tỉnh mỗi khi em phạm phải sai lầm, em sẽ học cách sống tốt hơn để mẹ không còn buồn

+ Cảm xúc như thế nào nếu như một ngày không còn được thấy mẹ cười nữa.

Kết bài

Chốt lại những hình dung về nụ cười của mẹ

Bày tỏ tình cảm của bản thân.

c. Viết bài

d. Sửa bài

0.05482 sec| 2426.648 kb