NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
Những câu ca dao sau:
- Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm làm gì? Theo em, khi nào thì con người cảm thấy cần phải làm văn biểu cảm? Trong thư gửi cho người thân, bạn bè có cần thổ lộ tình cảm không?
Trả lời:
- Câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
- Câu ca dao thứ hai biểu hiện xúc về một niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.
- Thông thường, người ta thổ lộ tình cảm để mong được chia sẻ được đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, khi mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.
- Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa, không nói ra không được người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. Cho nên, trong thư từ gửi người thân hay bạn bè, em thường biểu lộ tình cảm của mình trong đó.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Hai đoạn văn sau:
(1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cung chơi Thủ Lệ, thăm quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?
(Bài làm của học sinh)
(2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao khung cửa đọng lại, đứng im, không nhảy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mỗi giọng hát của người con gái nãy. Một giọng hái dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoe người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những chán nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng nga lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau ngày lao động và chiến đấu.
(Nguyên Ngọc)
a. Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
b. Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?
c. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
Trả lời:
a.
- Đoạn văn (1) nói lên nỗi thương nhớ người bạn cùng học chung ngày nào.
- Đoạn (2) biểu đạt nỗi nhớ cùng tình yêu quê hương của tác giả được gợi lên từ bài dân ca.
=> Nếu so với nội dung của văn bản tự sự miêu tả thì nội dung của hai đoạn văn trên chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc của người viết.
b) Qua hai đoạn văn trên, em rất tán thành ý kiến cho rằng tình cảm xúc trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...).
c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở đoạn một là bộc lộ trực bằng ngôn từ (“Thảo thương nhớ ơi!”). Đoạn văn (2), tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm. Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào ... thế mà, xiết bao mong nhớ,... còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,... cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,...