Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

184 lượt xem
Soạn bài: Nam quốc sơn hà - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Nam quốc sơn hà cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời

Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

- Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

- Vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời

- Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.

- Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:

+ Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu): Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

+ Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau): Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lời khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
> Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời

- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.

+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.

Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.

+ Chúng bay sẽ phải nhận kết cục bại vong.

- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4 => 5
Trả lời câu 4 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó? - Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm

Trả lời

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn:

- Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được.

- Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong.

Luyện tập

Trả lời

LUYỆN TẬP

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư" (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Lời giải chi tiết

Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền, có vua đứng đầu cai trị. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.

Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.

- Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

ND chính

Trả lời

Sông núi nước Nam(Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:

  • Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ
  • Số chữ: mỗi câu 7 chữ (thất ngôn)
  • Hiệp vần: vần "ư" được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Nam quốc sơn hà

Câu 2: Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.

Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam: khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ lãnh thỗ.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
> Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời

Câu 3: Các bày tỏ ý kiến trong bài:

  • Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.
  • Hai câu cuối: quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

=> Bố cục chặt chẽ, giống như một bài nghị luận.

Câu 4 => 5
Trả lời câu 4 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó? - Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm

Trả lời

Câu 4: Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Được thể hiên ở: 

  • Niềm tự hào về chủ quyền lãnh thổ
  • Niềm tin vào chiến thắng của dân tộc

Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, giọng điệu.

Luyện tập

Trả lời

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” là một giọng điệu hùng hồn đanh thép thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. 

Câu 1 – Luyện tập: Không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở)  vì: 

  • Nước Nam là của người Nam
  • Thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời

Thể thơ được lựa chọn là thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm của thể thơ này đó là:

- Mỗi bài thơ gồm có 4 câu thơ, trong đó mỗi câu sẽ bao gồm 7 tiếng

- Cách gieo vần là hiệp vần ở cuối mỗi câu trong bài

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời

- Tuyên ngôn độc lập là văn bản dùng để công bố, khẳng định một cách hợp pháp về chủ quyền của một đất nước, một quốc gia. Từ đó, quyền độc lập, tự chủ của quốc gia đó được bảo vệ. Từ đó sự tôn trọng và tuân thủ là yêu cầu bắt buộc chung với mọi quốc gia khác. Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập này:

+ Khẳng định rõ ràng chủ quyền của nước Nam là của vua Nam và của nhân dân nước Nam. Điều này dựa trên căn cứ và cơ sở vững chắc là thiên ý.

+ Do vậy, việc đem quân sang xâm phạm đang là hành vi trái với thiên ý nên việc gánh chịu hậu quả là điều hiển nhiên.  

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
> Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời

Bố cục của bài thơ được chia thành hai phần lớn khá rõ ràng:

- Phần một (2 câu thơ đầu): Khẳng định chủ quyền nước Nam và cơ sở tại sách trời

- Phần hai (2 câu thơ cuối): Buộc tội quân ngoại xâm và khẳng định tính tiêu vong tất yếu của hành vi xâm lăng này.

⇒Bố cục có lớp lang thứ tự. Đầu tiên khẳng định chủ quyền và lấy đó là cơ sở để buộc tội với bọn xâm địch, qua đó nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

Câu 4 => 5
Trả lời câu 4 (trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó? - Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm

Trả lời

Cảm xúc được nhà thơ lựa chọn bộc lộ trực tiếp nhưng không cũng rất ý nhị và kín đáo. Ví dụ như qua cách khẳng định vô cùng đanh thép “Nam đế cư”, ‘tuyệt nhiên”, “thủ bại hư”.

Luyện tập

Trả lời

Các từ ngữ đó về bản chất có tác dụng vạch rõ và khẳng định chủ quyền. Hơn nữ nếu như xét về phương diện nghệ thuật còn có khả năng biểu cảm vô cùng cao. Với âm điệu mạnh mẽ, ngôn từ vô cùng đanh thép, ý thơ trở nên tràn đầy sự quyết tâm và tự hào dân tộc.

Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05268 sec| 2450.25 kb