Soạn bài: Thành ngữ - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Thành ngữ cực ngắn - Sytu.vn
Phổ thông nhất
Ngắn nhất
Hay nhất
Soạn bài Thành ngữ phổ thông nhất
Phần I
Trả lời
THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ
Trả lời câu 1 (trang 143 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nhận xét về cấu tạo các cụm từ "lên thác xuống ghềnh" trong các câu ca dao sau:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.
Trả lời
a) Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng từ khác. Cũng không thể chêm xen một vài từ khác cụm từ ấy. Lại càng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên.
b) Cụm từ "Lên thác xuống ghềnh" là một thành ngữ. Đó là một loại tổ hợp từ (cụm từ) cố định. Nói như vậy nghĩa là các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí của các từ cũng không thay đổi.
Trả lời câu 2 (trang 143 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?
b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.
Trả lời:
a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy.
- Thác: Chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống.
- Ghềnh: Vũng sâu nước chảy xoáy mạnh.
=> Do đó lên thác xuống ghềnh quả là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.
b) Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.
- Chớp: là cái ánh sáng lóe ra rất nhanh.
- Nói nhanh như chớp là cụ thể hóa cái nhanh ấy.
Phần II
Trả lời
SỬ DỤNG THÀNH NGỮ
Trả lời câu 1 (trang 144 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.
Trả lời:
- Bảy nổi ba chìm ⟶ làm vai trò vị ngữ của câu
- Tắt lửa tối đèn ⟶ làm bổ ngữ cho động từ "phòng".
Trả lời câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích cái hay của các thành ngữ trên
Trả lời:
- Ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Phần III
Trả lời
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. T
Trả lời
a)
- Sơn hào hải vị: những thứ đồ ăn quý lấy ở núi, những thứ đồ ăn quý lấy ở biển, chỉ những thứ đồ ăn quý hiếm.
- Nem công chả phượng: thứ đồ ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, thứ thịt con phượng nướng chín, chỉ các thức ăn quý hiếm.
b)
- Khỏe như voi: có sức mạnh như voi.
- Tứ cố vô thân: không có ai là họ hàng gần gũi.
c) Da mồi tóc sương: màu da người già lốm đốm như màu đồi mồi, màu tóc người già bạc như sương.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Trả lời
a) Con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân là thần nòi rồng ở dưới nước, còn Âu Cơ là dòng tiên ở trên núi. Một người có sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ. Một 1 người xinh đẹp tuyệt trần. Hai người kết duyên sinh ra bọc trứng nở trăm người con. Sau họ chia tay nhau: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng làm nên sự nghiệp mở nước.
b) Ếch ngồi đáy giếng
Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài loài vật bé nhỏ. Hàng ngày ếch kêu “Ồm ộp” khiến các con vật kia hoảng sợ. Quen tính kiêu ngạo chủ quan nên khi trời mưa to, nước tràn bờ, ếch “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên trời, chả thèm để ý đến xung quanh” nên bị con trâu đi qua giẫm bẹp.
c) Thầy bói xem voi
Năm thầy bói mù nghe có voi đi qua rủ nhau biếu tiền cho người quản tượng để được cùng xem voi. Mỗi người chỉ sờ một bộ phận con voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi). Sờ được bộ phận nào thì mỗi thầy phán hình thù con voi như thế (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn) tưởng đó là toàn bộ con voi.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
Trả lời
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm cật
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
Trả lời
-Nhà tranh vách đất:nhà có mái tranh, tường làm bằng đất⟹ cảnh nghèo xơ xác.
-Thuần phong mĩ tục:phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.
-Vững như bàn thạch:Bàn thạch tức là bàn bằng đá⟹ rất vững vàng, không gì lay chuyển được.
-Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ:Biểu thị việc làm vừa phải, phù hợp với khả năng và sức lực của mình.
Câu 1: a. Các thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng
Nghĩa là: những món ăn quý hiếm trên núi và biển
b. Các thành ngữ: khoẻ như voi, tứ cố vô thân.
Nghĩa là: con vật to khỏe, chỉ người có sức mạnh phi thường; không có họ hàng thân tích, không nơi nương tựa.
c. Thành ngữ: da mồi tóc sương
Nghĩa là: thời gian khiến con người trở nên tàn tạ già nua.
Phần II
Trả lời
II. Soạn bài siêu ngắn: Thành ngữ
Câu 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn:
Tóm tắt Con Rồng cháu Tiên: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tCaám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tóm tắt Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Phần III
Trả lời
Câu 3: Điền như sau:
Lời ăn tiếng nói
Một nắng hai sương
Ngày lành tháng tốt
No cơm ấm áo
Bách chiến bách thắng
Sinh cơ lập nghiệp
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. T
Trả lời
Câu 4: Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy:
Mèo mả gà đồng: chỉ những kẻ có thói trăng hoa, lăng nhăng, đã có vợ ( chồng ) rồi mà còn lén lút trai gái.
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ: việc làm vừa phải, phù hợp với khả năng và sức lực của mình.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Trả lời
Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
Trả lời
Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
Trả lời
Đang cập nhật ...!
Soạn bài Thành ngữ hay nhất
Phần I
Trả lời
Trả lời:
Giảng hoài cũng không hiếu,đúng là nước đổ đầu vịt
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thành ngữ này và các bài tập tương tự nhé:
Ý nghĩa:
Như đã biết, đầu vịt đã bị thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thành ra, nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột, chẳng dành thấm vào đâu được. Hiện tượng có thực này dễ làm người ta liên tưởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo ban của một số người. Ở họ, dẫu có cố công giảng giải, răn bảo bao nhiêu thì cũng vô ích. Họ không ghi nhớ, không hiểu ra do kém trí thông minh, ít hiểu biết hoặc trì độn. Nhưng cũng có khi không phải vì kém cỏi, tối dạ mà là do sự bướng bỉnh, gàn quấy, hiểu cả đấy, biết là lời hay lẽ phải đấy, nhưng cứ không nghe theo không làm theo như chẳng nghe gì cả. Kẻ dốt nát thì không tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm. Nói với họ rõ là chán, nói với đầu gối còn hơn. Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh đều gặp nhau ở chỗ là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn đều vô tích sự, đều vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.
Dần dần thành ngữ "nước đổ đầu vịt" được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung.
Gần nghĩa với "nước đổ đầu vịt" còn có một loạt thành ngữ như: như nước đổ lá khoai (môn), như nước đổ đầu chày...
Câu 1 (Bài tập 1 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Thành ngữ
Nghĩa
a, sơn hào hải vị
những món ăn ngon ở trên rừng và dưới biển => chỉ chung những món ăn ngon, đặc sản
b, khỏe như voi
chỉ người có sức khỏe, sức mạnh, có thể gánh vác được những việc nặng nhọc
c, da mồi tóc sương
chỉ người đã ở độ tuổi trung niên, trải qua nhiều sương gió, da đã có những nếp nhăn, tóc đã điểm bạc.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
– Con Rồng cháu Tiên: Nói về sự ra đời của con cháu nước Việt. Mẹ Âu Cơ là tiên, cha Lạc Long Quân là Rồng, gặp gỡ, yêu thương và chung sống với nhau. Mẹ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con, tỏa đi muôn phương, hình thành nên cộng đồng người Việt ta hiện nay.
– Ếch ngồi đáy giếng: Câu chuyện ngụ ngôn nói về những kẻ tri thức hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, tự cao tự đại. Có một con ếch sống lâu trong một cái giếng cạn, xung quanh nó chỉ toàn là những con vật nhỏ bé khiến ếch ta nghĩ mình là bá chủ. Khi trời mưa, nước dâng lên, ếch ta ra khỏi miệng giếng, nghênh ngang đi lại thì bị một con trâu giẫm bẹp.
– Thầy bói xem voi: Câu chuyện nói về những kẻ nhìn nhận sự việc phiến diện, lại bảo thủ không chịu lắng nghe. Năm thầy bói mù cùng sờ voi, mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng cứ cho đó là hình dáng của con voi. Cuối cùng không ai chịu ai, cãi cọ rồi đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
– Lời ăn tiếng nói – No cơm ấm áo
– Một nắng hai sương – Bách chiến bách thắng
– Ngày lành tháng tốt – Sinh cơ lập nghiệp
Câu 4 (trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặt câu với mỗi thành ngữ: nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, cá mè một lứa, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nở từng khúc ruột, tai vách mạch rừng.
Trả lời:
Nước đến chân mới nhảy: Anh ta luôn chần chừ trước mọi công việc, lúc nào cũng để nước đến chân mới nhảy.
Rán sành ra mỡ: Người rán sành ra mỡ như hắn ta làm sao có thể chìa tay ra giúp đỡ người khác khi khó khăn được.
Cá mè một lứa: Bọn chúng đúng là cá mè một lứa, tính cách xấu xa y như nhau.
Nước đổ đầu vịt: Những lời vị giáo sư nói đối với tôi chỉ như nước đổ đầu vịt.
Ghi lòng tạc dạ: Sự hi sinh của thế hệ đi trước cho tự do hôm nay sẽ được thế hệ sau ghi lòng tạc dạ.
Nở từng khúc ruột: Nghe mọi người khen ngợi tôi như nở từng khúc ruột.
Tai vách mạch rừng: Nơi này tai vách mạch rừng, chúng ta nói gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
Câu 5 (trang 121 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền các thành ngữ Hán Việt sau đây: thao thao bất tuyệt, ý hợp tâm đầu, văn võ song toàn, thiên la địa võng, thâm căn cố đế vào chỗ trống thích hợp trong câu.
Trả lời:
a, Vợ chồng có ý hợp tâm đầu, có yêu thương nhau thì ăn ở mới thuận hòa sung sướng đến mãn chiều xế bóng.
b, Anh ấy đi du lịch ở nước ngoài về, đang thao thao bất tuyệt kể chuyện cho bạn bè nghe.
c, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn.
d, Hội cũng muốn nói nhiều để trả lời, để cãi lại những lí lẽ kia. Nhưng cái tính rụt rè, hay ngại ngùng đã thâm căn cố đế trong người Hội vẫn còn ghìm lại.
e, Lên Thằng Long không có lối, ra bể không có đường, bốn bề là thiên la địa võng Toa Đô mày chạy đâu?