THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?
Trả lời câu 1 (trang 14 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)
Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trả lời:
Những câu tục ngữ sau đây đã được rút gọn:
Câu a: Bị lược đi chủ ngữ;
Câu b: Xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta"
Trả lời câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)
Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).
Trả lời:
Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a.
Chẳng hạn:
Các em: Mọi người; Cháu...
Trả lời câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?
Trả lời:
Vì có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên, câu (a) đã lược chủ ngữ để trở thành một chân lí cho mọi người.
Trả lời câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?
a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
Trả lời:
a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ. Đó là “đuổi theo nó". Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu không bỏ vào thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.
b) Đáng lẽ: “Tôi đi Hà Nội ngày mai”. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.