Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc

174 lượt xem
Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc phổ thông nhất

Câu 1
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN Trả lời câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận?

Trả lời

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châulà một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ "Do sức ép của công luận" đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù" và trả lời các câu hỏi sau: a) Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? b) Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ "nửa chính thức hứa" và câu hỏi của tác giả "g

Trả lời

a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

=> Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách “nửa chính thức”, tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: “giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa…”. Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau: a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính các

Trả lời

a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời q

Trả lời

Ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: “Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu”. Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ “không hiểu” được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.

Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Ngoài ra, lại còn T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và T.B?

Trả lời

- Tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, “chẳng dám nêu tên”, quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: “cái đó thì có thể”.

- Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời

- Tính cách Va-ren: Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương

- Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc

⇒ Truyện khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc

Luyện tập
LUYỆN TẬP

Trả lời

> > > >

- Thái độ của tác giả với Phan Bội Châu: kính phục, ca ngợi sự kiên định, bất khuất, lòng yêu nước vĩ đại của nhà cách mạng.

- Điều đó được thể hiện trong bài văn: “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.

> > >

Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch cỡm của tên toàn quyền.

ND chính

Trả lời

Tác phẩm khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc: Va-ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Bố cục
3 đoạn

Trả lời

>

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù"): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "không hiểu Phan Bội Châu"): Những trò lố của Va-ren với cụ Phan Bội Châu.

- Đoạn 3 (Còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu.

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc ngắn nhất

Câu 1
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN Trả lời câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận?

Trả lời

Câu 1: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự, câu chuyện này là tưởng tượng của tác giả.

Căn cứ vào sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu, tác giả tưởng tượng và sáng tạo ra buổi gặp mặt kì lạ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ "Do sức ép của công luận" đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù" và trả lời các câu hỏi sau: a) Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? b) Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ "nửa chính thức hứa" và câu hỏi của tác giả "g

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Câu 2: a. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Thực chất chỉ để trấn an nhân dân Việt Nam. Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren (hứa một cách "nửa chính thức")

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau: a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính các

Trả lời

Câu 3: a. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.

Dụng ý nghệ thuật: vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú

b. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc.

c. Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời q

Trả lời

Câu 4: Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Cho thấy Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.

Với chi tiết anh lính dõng An Nam, ta thấy trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Ngoài ra, lại còn T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và T.B?

Trả lời

Câu 5: Giá trị của lời tái bút: để diễn tả thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren

  • Tác giả phối hợp giữa lời kết với lời tái bút 
  • Nổi bật tình cảnh vừa lố bịch, hài hước của Va-ren
  • Cho thấy thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời

Câu 6: Tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu

  • Va-ren: ba hoa, huênh hoang như một con rối, gian dối, lố bịch, là đại diện cho thực dân Pháp phản động.
  • Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hung, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. 
Luyện tập
LUYỆN TẬP

Trả lời

Câu 7: Thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu:

  • Trân trọng, cảm phục con người vĩ đại
  • Thể hiện tình cảm yêu mến

=> Thông qua thủ pháp tương phản đối lập giữa 2 tính cách nhân vật.

ND chính

Trả lời

Câu 8: Nghĩa cụm từ “những trò lố":

  • Mỉa mai châm biếm Varen
  • Những trò lố lăng, kệch cỡm mà Va-ren đã diễn 
Bố cục
3 đoạn

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc hay nhất

Câu 1
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN Trả lời câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ "Do sức ép của công luận" đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù" và trả lời các câu hỏi sau: a) Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? b) Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ "nửa chính thức hứa" và câu hỏi của tác giả "g

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau: a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính các

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời q

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Ngoài ra, lại còn T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và T.B?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập
LUYỆN TẬP

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục
3 đoạn

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.07662 sec| 2462.586 kb