Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Tiếng gà trưa

194 lượt xem
Soạn bài: Tiếng gà trưa - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tiếng gà trưa cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tiếng gà trưa phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Trả lời

- Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa⟹ tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ

⟹ Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.

⟹Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?

Trả lời

Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:

- Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

- Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời

- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu

- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.

- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

⟹Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Trả lời

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc 6 câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơTiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Luyện tập
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Trả lời

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Lời giải chi tiết

Gợi ý: Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bố cục

Trả lời

Bố cục:3 đoạn

- Đoạn 1 (khổ 1): Tiếng gà khơi dậy kí ức tuổi thơ.

- Đoạn 2 (khổ 2 -> khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.

- Đoạn 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính.

ND chính

Trả lời

Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trongTiếng gà trưa.

Soạn bài Tiếng gà trưa ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Trả lời

Câu 1: Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ, kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về.

Mạch cảm xúc: hiện tại – quá khứ - hiện tại.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Tiếng gà trưa

Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà gáy trưa:

  • Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng.
  • Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng.
  • Hình ảnh người bà chắt chiu, tảo tần với từng quả trứng.

=> Tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, những kí ức bên bà vẫn luôn được lưu giữ.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời

Câu 3: Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ: 

  • Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó.
  • Bà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn.
  • Nười cháu thì luôn yêu thương, xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Trả lời

Câu 4: a. Nhận xét về cách gieo vần, về số câu:

Số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khố cuối). Ví dụ : xa - nhỏ - ở - ta - trưa - mỏi – thơ.

b. Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).

Tác dụng: tạo điểm nhấn cho bài thơ, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu, nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Luyện tập
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Trả lời

Câu 5: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu: Tình bà cháu thiêng liêng, cao cả. Người bà luôn hi sinh, tảo tần để chăm lo cho cháu. Trong lòng người cháu trào dâng tình yêu thương, lòng biết ơn về sự hi sinh, tảo tần của bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.

Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Tiếng gà trưa hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Trả lời

1. Tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Bà là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05540 sec| 2435.406 kb