Soạn ngữ văn lớp 11 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

Soạn văn bài 6 Thực hành Tiếng Việt (trang 20) sách ngữ văn lớp 11 tập 2 kết nối tri thức

Bài 6 "Thực hành Tiếng Việt" trang 20 trong sách Soạn ngữ văn lớp 11 là một phần quan trọng trong chương trình học. Trong phần này, bạn sẽ có cơ hội làm quen với nhiều bài tập, từ đơn giản đến phức tạp, giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết văn. Đồng thời, sách cung cấp đáp án chi tiết và hướng dẫn giải, giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức và cách thức làm bài.

Mục tiêu của việc soạn văn không chỉ đơn thuần là viết câu chữ, mà còn là để truyền đạt tư duy, ý kiến, cảm xúc của mình một cách rõ ràng, logic. Hi vọng rằng, sau khi hoàn thành bài tập này, các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức và có thêm động lực để tiếp tục học tập và rèn luyện.

Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):

a. 

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. 

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

c.

Đã cho lấy chữ hồng nhan, 

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần, 

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Trả lời: a. Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):

a. 

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, 

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai. 

Người quốc sắc kẻ thiên tài, 

Tình trong như đã mặt ngoài còn e. 

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, 

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn. 

Bóng tà như giục cơn buồn, 

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo. 

Dưới dòng nước chảy trong veo, 

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha. 

b. 

Một mình nương ngọn đèn khuya, 

Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu: 

" Phận dầu dầu vậy cũng dầu 

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! 

Công trình kể biết mấy mươi, 

Vì ta khăng khút cho người dở dang." 

c. 

Người về chiếc bóng năm canh, 

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. 

Vầng trăng ai xẻ làm đôi, 

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!

Trả lời: a. Phép đối: "Người quốc sắc, kẻ thiên tài,Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"Phân... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04438 sec| 2235.523 kb