Giải bài tập 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Giải bài tập 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Bài học này chứa những lý thuyết đầy thú vị về đường tròn và các bài toán thực tế kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh.

A. Tổng quan lý thuyết

I. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn

1. Hai đường tròn cắt nhau: Hai đường tròn có hai điểm chung, được gọi là hai đường tròn cắt nhau. Hai điểm chung này được gọi là hai giao điểm, và đoạn thẳng nối hai điểm đó gọi là dây cung.

2. Hai đường tròn tiếp xúc: Hai đường tròn chỉ có một điểm chung, được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung này gọi là tiếp điểm.

3. Hai đường tròn không giao nhau: Hai đường tròn không có điểm chung, được gọi là hai đường tròn không giao nhau.

II. Tính chất đường nối tâm

Định lí: Nếu hai đường tròn cắt nhau, hai giao điểm đối xứng qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung. Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau, tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 33: Trang 119 - sách giáo khoa (SGK) toán lớp 9 tập 1

Trên hình 89 hai đường tròn tiếp xúc nhau tại A. Chứng minh rằng OC // O'D.



Trả lời: Ta có : (O) và (O’)  tiếp xúc nhau tại A (gt)=>  O, A , O’ thẳng hàng.Xét $\triangle... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 34: Trang 119 - sách giáo khoa (SGK) toán lớp 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O ; 20cm) và (O' ; 15cm) cắt nhau tại A và B. Tính đoạn nối tâm OO', biết rằng AB = 24cm. (Xét hai trường hợp: O và O' nằm khác phía đối với AB; O và O' nằm cùng phía đối với AB).


Trả lời: Xét  O và O' nằm khác phía đối với AB Gọi I là giao điểm của OO' và AB.Theo tính... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.03229 sec| 2076.844 kb