Giải bài tập toán lớp 11 kết nối tri thức bài Bài tập cuối chương IV

Giải bài tập toán lớp 11 kết nối tri thức: Bài tập cuối chương IV

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau giải các bài tập cuối chương IV trong sách toán lớp 11. Đây là phần đầy tri thức với các câu hỏi chi tiết, được giải thích rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu của chúng ta là giúp các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức trong bài tập cuối chương IV. Hãy cùng nhau tìm hiểu và làm rõ mỗi bài tập một cách chi tiết nhất nhé!

Bài tập và hướng dẫn giải

A - Trắc nghiệm

Bài tập 4.35 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng a và cắt mặt phẳng (P)theo giao tuyến là đường thẳng b. Vị trí trương đối của hai đường thẳng a và b là

A. chéo nhau.

B. cắt nhau.

C. song song.

D. trùng nhau.

Trả lời: Theo lý thuyết ta có: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.36 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi Mlà trung điềm của cạnh SD. Đường thẳng SB song song với mặt phẳng

A. (CDM)

B. (ACM)

C. (ADM)

D. (ACD)

Trả lời: Gọi O là tâm của hình bình hành ABCD, khi đó hai đường chéo AC và BD của hình bình hành ABCD cắt... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.37 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình hộp ABCD⋅A′B′C′D′. Mặt phẳng (AB′D′) song song với mặt phẳng

A. (ABCD)

B. (BCC′B′)

C. (BDA′)

D. (BDC′)

Trả lời: Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp nên các mặt của nó là hình bình hành và các cạnh bên AA', BB',... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.38 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) đôi một song song với nhau. Đường thẳng a cắt các mặt phẳng (P), (Q), (R) lần lượt tại A, B, C sao cho $\frac{AB}{BC}=\frac{2}{3}$ và đường thẳng b cắt các mặt phẳng (P), (Q), (R) lần lượt tại A', B', C'. Tỉ số $\frac{A'B'}{B'C'}$ bằng

A. $\frac{2}{3}$

B. $\frac{1}{2}$

C. $\frac{3}{2}$

D. $\frac{2}{5}$

Trả lời: Áp dụng định lý Thales cho ba mặt phẳng đôi một song song (P), (Q), (R) và hai cát tuyến a và b ta... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.39 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB,SD; K là giao điểm của mặt phẳng (AMN) và đường thẳng SC. Tỉ số $\frac{SK}{SC}$

A. $\frac{1}{2}$

B. $\frac{1}{3}$

C. $\frac{1}{4}$

D. $\frac{2}{3}$

Trả lời: Gọi O là giao điểm AC và BD, gọi P là trung điểm MNTa có MN là đường trung bình tam giác SBD suy ra... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.40 trang 102 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình hộp ABCD⋅A′B′C′D′. Gọi M,M′ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC,B′C′. Hình chiếu của ΔB′DM qua phép chiếu song song trên (A′B′C′D′) theo phương chiếu AA′ là

A. ΔB′A′M′

B. ΔC′D′M′

C. ΔDMM

D. ΔB′D′M′

Trả lời: Ta có B' là hình chiếu song song của chính nó lên mặt phẳng (A'B'C'D') theo phương chiếu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

B - Tự luận

Bài tập 4.41 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, AB//CD và AB<CD. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng sau:

a) (SAD) và (SBC)

b) (SAB) và (SCD)

c) (SAC)và (SBD)

Trả lời: a) Gọi giao điểm của AD và BC là KTa có: SK cùng thuộc mp(SAD) và (SBC)Vậy SK là giao tuyến của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.42 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình lăng trụ tam giác ABC⋅A′B′C′. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC và AA′.

a) Xác định giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B′C.

b) Gọi K là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B′C. Tính tỉ số $\frac{KB'}{KC}$

Trả lời: a) Ta có $(MNP)\cap (ABC)={MN},(ABC)\cap (ACC'A')={AC}, AC //MN$ (do MN là đường trung ình của tam... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.43 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Trên cạnh SC và cạnh AB lần lượt lấy điểm M và N sao cho CM=2SM và BN=2AN.

a) Xác định giao điểm K của mặt phẳng (ABM) với đường thẳng SD. Tính tỉ số $\frac{SK}{SD}$

b) Chứng minh rằng MN//(SAD)

Trả lời: a) Ta có: $(ABM)\cap (ABCD)=AB, (ABCD)\cap (SCD)=CD,AB//CD) suy ra giao tuyến của (ABM) và (SCD) là... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.44 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G,K lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAD,SCD

a) Chứng minh rằng GK//(ABCD)

b) Mặt phẳng chứa đường thẳng GK và song song với mặt phẳng (ABCD) cắt các cạnh SA,SB,SC,SD lần lượt tại M,N,E,F. Chứng minh rằng tứ giác MNEF là hình bình hành.

Trả lời: a) Xét tam giác HAC ta có: GH = 2GA, HK = 2KC suy ra GK // AC hay GK // (ABCD)b) (MNEF) // (ABCD)... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.45 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho hình hộp ABCD⋅A′B′C′D′. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của cạnh AD,A′B′. Chứng minh rằng:

a) BD//B′D′,(A′BD)//(CB′D′) và MN//(BDD′B′);

b) Đường thẳng AC′ đi qua trọng tâm G của tam giác A′BD

Trả lời: a) Ta có: $(A'B'C'D') //(ABCD), (B'D'DB)\cap (A'B'C'D')=B'D', (B'D'DB)\cap (ABCD)=BD$ suy ra B'D'... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.46 trang 103 sách giáo khoa (SGK) toán lớp 11 tập 1 KNTT: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho BM = 3AM. Mặt phẳng (P) đi qua M song song với hai đường thẳng AD và BC

a) Xác định giao điểm K của mặt phẳng (P) với đường thẳng CD

b) Tính tỉ số $\frac{KC}{CD}$

Trả lời: a) Qua M kẻ MH// BC, MI // AD.mp(P) đi qua M song song với hai đường thẳng AD và BC suy ra mp(P)... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.05749 sec| 2206.961 kb