Giải bài tập phát triển năng lực toán lớp 9 bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Giải bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau - Sách phát triển năng lực toán lớp 9

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau trên đường tròn. Chúng ta sẽ thực hành và giải các bài tập để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bài 6 yêu cầu chúng ta sử dụng giấy trắng, thước kẻ và compa để thực hiện các bước vẽ hai đường tròn và hai tiếp tuyến cắt nhau. Sau đó, chúng ta cần nhận xét và rút ra kết luận về tính chất của hai tiếp tuyến khác nhau khi chúng cắt nhau tại một điểm.

Nhận xét quan trọng nhất là nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm, thì điểm đó cách đều hai tiếp điểm. Điều này giúp chúng ta giải thích tại sao các đoạn thẳng AB và ED bằng nhau trong trường hợp hai tiếp tuyến cắt nhau tại một điểm.

Chúng ta cũng học về các quy tắc đo góc và áp dụng chúng trong việc giải các bài tập. Qua đó, chúng ta có thể chứng minh mối quan hệ giữa các góc và kết luận về tính chất của các cặp góc trong trường hợp này.

Cuối cùng, chúng ta cần áp dụng kiến thức về đường phân giác góc và tia phân giác trong việc chứng minh ba điểm cùng thuộc đường tròn. Việc này giúp chúng ta hiểu rõ về tính chất của các phân giác và tia phân giác trong học môn toán.

Bài tập và hướng dẫn giải

1. Tìm x trong mỗi trường hợp ở hình 6.6, biết rằng AB và AD là tiếp tuyến của đường trò tâm C (B, D là tiếp điểm).

Giải câu 1 trang 111 sách phát triển năng lực toán lớp 9 tập 1

Trả lời: AB và AD là tiếp tuyến của đường trò tâm C (B, D là tiếp điểm). Nên ta có: AB = AC (Tính chất hai... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. GPS (viết tắt của Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống xác định vị trí trên mặt đất dự vào vị tríc của các vệ tinh nhân tạo do bộ quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành, và quản lí. Vệ tinh GPS không thể truyền tải trực tiếp tín hiệu đến Trái Đất mà phải qua các trạm thu đặt tại điểm A và C. Biết rằng một vệ tinh B luôn quay xung quanh Trái Đất với khoảng cách xấp xỉ 17700 km, bán kính của Trái Đất xấp xỉ 6400 km.

Giải câu 2 trang 111 sách phát triển năng lực toán lớp 9 tập 1

a, Tính quãng đường truyền tín hiệu từ vệ tinh ở vị trí B đến các trạm thu tại A và C.

b, Tìm số đo các góc ABD và ABC.

Trả lời: a, EA = EC = ED = 6400 kmEA $\perp $ AB; EC $\perp $ BC=> BA và BC là hai tiếp tuyến của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

3. Cho đoạn thẳng AB. Tren cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ nửa đường tròn (O) đường kính AB và các tiếp tuyến Ax, By. Trên nửa đường tròn tâm O lấy điểm M, qua M vẽ tiếp tuyến với đường tròn, cắt Ax, By lần lượt tại C và D (hình 6.8).

Giải câu 3 trang 112 sách phát triển năng lực toán lớp 9 tập 1

a, Chứng minh rằng tứ giác ACDB là hình thang vuông.

b, Chứng minh rằng các tam giác ACM và BDM cân.

c, Chứng minh rằng AB là tiếp tuyến cua đường tròn đường kính CD.

d, Gọi N là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng MN vuông góc với AB.

e, Chứng minh rằng khi M di chuyển trên nửa đường tròn thì tích AC.BD không đổi.

f, Tìm vị trí của M trên nửa đường tròn để diện tích tứ giác ACDB nhỏ nhất. Tính diện tích nhỏ nhất của tứ giác ACDB theo AB.

Trả lời: a, Ax, By là tiếp tuyến của đường tròn O tại => Ax $\perp $ AB và By $\perp $ AB=>... Xem hướng dẫn giải chi tiết

4. Cho tam giác ABC cân tại A, O là trung điểm của BC. Vẽ dường tròn tâm O tiếp xúc với AB, AC tại H và K. Một tiếp tuyến với đường tròn (O) tại E cắt các cạnh AB, Ac tại M và N. 

Giải câu 4 trang 112 sách phát triển năng lực toán lớp 9 tập 1

a, Chứng minh rằng $\widehat{MON}=\frac{1}{2}\widehat{HOK}$

b, Giả sử $\widehat{B}=50^{0}$, tính góc MON.

c, Chứng minh rằng tam giác BMO và CON đồng dạng với nhau.

d, Chứng minh rằng tích BM.CN không đổi khi tiếp tuyến với đường tròn (O) thay đổi.

e, Tìm vị trí tiếp tuyến với đường tròn (O) tại E để tổng BM + CN là nhỏ nhất.

Trả lời: a, AB và MN là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M của đường tròn (O) =>... Xem hướng dẫn giải chi tiết

5. Cho đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác ABC. Các tiếp tuyến với đường tròn (O) song song với các cạnh của tam giác ABC chia tam giác ABC thành ba tam giác nhỏ. Gọi r1, r2, r3 lần lượt là bán kính của các đường tròn nội tiếp và P1, P2, P3 tương ứng là chu vi cảu ba tam giác nhỏ đó. Gọi P là chu vi của tam giác ABC. Chứng minh rằng:

a, P1 + P2 + P3  = P

b, r1 + r+ r= r

6. Cho tam giác ABC. Gọi a, b, c lần lượt là các cạnh; ha, hb, hc là các đường cao tương ứng; Ra, Rb, Rc lần lượt là bán kính các đường tròn bàng tiếp tương ứng trong các góc A, B, C; r là bán kính của đường tròn nội tiếp; p là nửa chu vi tam giác; S là diện tích tam giác. Chứng minh rằng:

a, S = Ra(p - a) = Rb(p - b) = Rc(p - c)

b, $\frac{1}{r}=\frac{1}{R_{a}}+\frac{1}{R_{b}}+\frac{1}{R_{c}}$;

c, $\frac{1}{R_{a}}=\frac{1}{h_{c}}+\frac{1}{h_{b}}-\frac{1}{h_{a}}$;

0.03174 sec| 2107.742 kb