Giải bài tập sách bài tập (SBT) sinh học lớp 10 chân trời sáng tạo bài 6 Các phân tử sinh học trong tế bào
Hướng dẫn giải bài 6 sách bài tập (SBT) sinh học lớp 10
Bài tập 6 trong sách bài tập sinh học lớp 10 "Chân trời sáng tạo" trang 18, 19, 20, 21, tập trung vào việc tìm hiểu về các phân tử sinh học trong tế bào. Đây là một bài tập quan trọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của các phân tử sinh học trong tế bào.
Bài tập này được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục, nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Hướng dẫn giải bài 6 cung cấp các thông tin chi tiết và cụ thể, từ đó giúp học sinh học hiểu bài một cách tổng quát nhất.
Hy vọng rằng qua việc học tập và giải bài tập này, học sinh sẽ có thêm kiến thức vững chắc về các phân tử sinh học trong tế bào, từ đó nắm vững cơ sở để tiếp tục học tập và phát triển trong lĩnh vực sinh học.
Bài tập và hướng dẫn giải
6.1. Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?
Carbon dioxide Nước Protein Barium chloride
Lipid Bạc nitrate Hemoglobin Carotenoid
6.2. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
1) Protein 2) Tinh bột 3) Cholesterol 4) Phospholipid
5) Lactose 6) mRNA 7) DNA 8) Nucleotide
6.2. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
1) Protein 2) Tinh bột 3) Cholesterol 4) Phospholipid
5) Lactose 6) mRNA 7) DNA 8) Nucleotide
6.3. Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào:
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó
C. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó
6.4. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose?
A. Đều là các loại đường đơn
B. Khác nhau về cấu hình không gian
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử
D. Có công thức phân tử khác nhau.
6.5. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A. 6 carbon B. 3 carbon C. 4 carbon D. 5 carbon
6.6. Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào?
A. Protein B. Saccharose C. DNA D. Phospholipid
6.7. Tại sao trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng?
A. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo no.
B. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là glycerol.
D. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là acid béo.
6.8. Hãy ghép các phân tử sinh học sau đây cho đúng với vai trò của chúng.
6.9. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Đại phân tử sinh học là các phân tử … (1) … do cơ thể sinh vật tạo thành, chúng tham gia vào nhiều hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Trong tế bào, có bốn đại phân tử có vai trò quan trọng là … (2) …, … (3) …, … (4) …, … (5) …; trong đó, … (6) … là đại phân tử có vai trò đa dạng nhất. Đa phần các đại phân tử đều được cấu tạo theo … (7) …, gồm nhiều … (8) … liên kết với nhau tạo thành.
Trong tế bào, … (9) … là vật chất mang thông tin di truyền. Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể sinh vật thông qua hoạt động chức năng của phân tử … (10) … . Nguồn năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể chủ yếu được lấy từ … (11) … . Ngoài ra, cơ thể cũng có nguồn năng lượng dự trữ từ … (12) … .
6.10. Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
(3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp tùy theo số lượng nguyên tử carbon có trong các acid béo.
(4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu.
(5) Các acid béo liên kết với glycerol tại các nhóm -OH của chúng.
(6) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
6.11. Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau.
(2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.
(3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide.
(4) Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái quanh trục phân tử.
(5) Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ là nhờ nguyên tắc bổ sung.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
6.12. Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose?
Là đường đa. Có cấu trúc mạch phân nhánh
Có cấu trúc mạch thẳng Đơn phân là các phân tử fructose
Là chất dự trữ năng lượng trong tế bào Không tan trong nước
6.13. Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?
A. Glycogen B. Tinh bột C. Maltose D. Testosterol
6.14. Hãy vẽ sơ đồ minh họa cấu tạo của một cặp nucleotide. Xác định loại liên kết được hình thành giữa nhóm phosphate và base với phân tử đường; giữa hai nucleotide với nhau.
6.15. So sánh các phân tử mRNA, tRNA, rRNA về cấu tạo và chức năng.
6.16. Biết khối lượng của một nucleotide là 300 đơn vị carbon (đvC), của một amino acid là 110 đvC; cứ ba nucleotide kế tiếp nhau sẽ quy định một amino acid. Hãy xác định thứ tự tăng dần về khối lượng của các phân tử sau: DNA, protein, mRNA.