Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 8 Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ
Đánh giá sách Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 8 Tự đánh giá
Sách Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 8 Tự đánh giá là một trong những tài liệu giáo khoa hỗ trợ cho học sinh lớp 8 trong việc học môn Ngữ văn. Qua sách, học sinh sẽ được hướng dẫn cách tự đánh giá bản thân, nhìn nhận được những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Bài học "Tức nước vỡ bờ" trong sách giúp học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc tự đánh giá, tự phê bình bản thân để có sự tiến bộ trong học tập và cuộc sống.
Sách cung cấp đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập, giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức. Việc tự học, tự tổ chức và tự đánh giá là một kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phát triển từ nhỏ, và sách giáo khoa Soạn ngữ văn lớp 8 là một công cụ hữu ích để giúp học sinh phát triển kỹ năng này.
Hy vọng rằng qua việc sử dụng sách giáo khoa Soạn ngữ văn lớp 8, các em học sinh sẽ có những bước tiến mới trong học tập và trở thành những con người tự tin, biết đánh giá bản thân và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Đoạn chữ in nhỏ ở phía trên văn bản Tức nước vỡ bờ có nhiệm vụ gì?
A. Tóm tắt toàn bộ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
B. Tóm tắt bối cảnh xảy ra trước đoạn trích Tức nước vỡ bờ
C. Tóm tắt câu chuyện bọn người nhà lí trưởng đánh trói anh Dậu
D. Tóm tắt cảnh chị Dậu phải xoay xở vì suất sưu của chồng
Câu 2. Câu nào là câu phủ định trong những câu dưới đây?
A. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng.
B. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
C. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
D. U nó không được thế!
Câu 3. Câu nào là câu khẳng định trong những câu sau?
A. Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...
B. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
D. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng với diễn biến thái độ của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Từ khẩn cầu run run đến thiết tha van xin
B. Từ thiết tha van xin đến liều mạng cãi lại bằng lí lẽ
C. Từ nhẫn nhịn đến phản kháng hết sức quyết liệt bằng lí lẽ
D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời và chống trả quyết liệt
Câu 5. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời
B. Phản ánh tình trạng người dân vùng quê nghèo cãi nhau vì chuyện nợ nần
C. Thể hiện lòng nhân hậu và sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân
D. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và chế độ sưu thuế bất công
Câu 6. Qua đoạn chữ in nhỏ phía trên văn bản, em hiểu gì về gia cảnh của chị Dậu?
Câu 7. Em có nhận xét gì về tính cách của tên cai lệ?
Câu 8. Theo em, tình huống nào đã khiến chị Dậu vùng dậy chống trả quyết liệt với bọn tay sai?
Câu 9. Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu được tác giả miêu tả như thế nào thông qua các từ xưng hô trong văn bản?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM
Câu hỏi 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản Tức nước vỡ bờ