Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 2 Tự đánh giá: Quê người
Phân tích chi tiết về sách Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 2 Tự đánh giá: Quê người
Sách ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều bài 2 Tự đánh giá: Quê người có nội dung chi tiết, cụ thể và dễ hiểu. Trong sách, có phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học. Sách mang lại nhiều sắc thái và biểu cảm, giúp học sinh phát triển không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng phân tích và tự đánh giá.
Hi vọng rằng sách sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn học, cũng như khuyến khích họ phát huy khả năng tự suy nghĩ và tự đánh giá. Đây là tài liệu hữu ích để học sinh tự rèn luyện và phát triển mình trong môn Ngữ văn.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta / Cũng trắng màu mây bay phía xa / Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hoá
C. Điệp
D. Đối
Câu 2. Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Câu 3. Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
C. Thú vị
B. Gần gũi
D. Băn khoăn
Câu 4. Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
C. Bông đùa, hóm hỉnh
B. Thân mật, suồng sã
D. Cổ kính, trang trọng
Câu 5. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thơ 3)
Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Câu 7. Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Câu 8. Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?
Câu 9. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.