Soạn ngữ văn lớp 8 Cánh diều bài 1 Tôi đi học
Soạn văn bài 1 Tôi đi học sách ngữ văn lớp 8 tập 1 cánh diều
Trong sách Soạn ngữ văn lớp 8, bài 1 "Tôi đi học" là một trong những bài học quan trọng. Đây là bài học giúp cho học sinh hiểu về việc đi học đồng thời giúp họ rèn luyện kỹ năng viết văn. Bài học này cung cấp phần đáp án chuẩn cũng như hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động hằng ngày khi đi học, cũng như rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng văn bản.
Bài học "Tôi đi học" trong sách Soạn ngữ văn lớp 8 tập 1 cánh diều mang đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và thú vị, giúp họ hiểu sâu hơn về giá trị của việc học tập. Hy vọng rằng, qua bài học này, các em học sinh sẽ phát triển kỹ năng viết và hiểu biết về môi trường học tập, từ đó trở thành những người học tập xuất sắc.
Bài tập và hướng dẫn giải
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật "tôi"?
Câu 2. Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?
Câu 3. Phần 2 kể về chuyện gì?
Câu 4. Tâm trạng nhân vật "tôi" thế nào khi được gọi tên?
Câu 5. Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?
Câu 6. Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" thể hiện trong phần (3) như thế nào?
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây?
A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí
Câu 2. Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần 1.
Câu 3. Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
Câu 4. Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?
Câu 5. Văn bản Tôi đi học đã nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Câu 6. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?
CHUẨN BỊ
Yêu cầu:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần lưu ý:
+ Tóm tắt nội dung văn bản (Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,...)
+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào (ngoại hình, lời nói, hành động, tâm trạng và mối quan hệ với các nhân vật khác,…)?
+ Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) có gì đặc sắc?
+ Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu sắc về truyện và hiểu chính mình.
- Đọc trước văn bản Tôi đi học, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thanh Tịnh.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tôi đi học
Câu hỏi 2. Em hãy nêu nội dung chính của bài Tôi đi học
Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm của bài Tôi đi học
Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Tôi đi học