Giải bài tập tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bài 17 Vẽ màu
Giải bài 17 Vẽ màu sách tiếng việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức
Trong sách Giải bài tập tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bài 17 Vẽ màu, phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết được cung cấp cho từng bài tập trong chương trình học của sách giáo khoa. Mục tiêu của việc cung cấp đáp án và hướng dẫn giải chi tiết là giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức bài học và nắm vững thông tin. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp các em tự tin và thành thạo hơn trong việc học tập.
Bài tập và hướng dẫn giải
ĐỌC
Bài đọc: Vẽ màu - Bảo Ngọc
(sách giáo khoa (SGK) tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bài 17)
Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây:
(1) hoa hồng
(2) nắng
(3) đêm
(4) lá cây
(5) hoàng hôn
(6) rừng đại ngàn
Câu 2: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào ?
Câu 3: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ "Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi...'?
Câu 4: Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì ? Em chọn màu nào để vẽ ? Vì sao ?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Biện pháp nhân hóa
Câu 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.
(Theo Xuân Quỳnh)
Câu 2: Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.
Đoạn thơ: "Bụi tre/.../ Mưa..." - Trần Đăng Khoa
(sách giáo khoa (SGK) tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bài 17)
Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng giọt nắng rơi
Làm thành quả — trăm mặt trời vàng mơ...
(Đỗ Quang Huỳnh)
Câu 4: Đặt 1 - 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
VIẾT
Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng
Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích choè mải hót... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?
"Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ấm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa, chỉ trả lời: “Tớ còn bận tập múa.". Gõ kiến đến nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gö kiến gõ cửa nhà chích choè, chích choè liến thoắng: “Tớ còn bận luyện giọng. Với lại đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cánh mềm, làm sao đi được!". Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời."
b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị?
Câu 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?
- Viết thêm chi tiết (lời, kể, tả,...) cho câu chuyện.
- Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.
- Thay hoặc viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.
Câu 3: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Giới thiệu về một bức tranh em vẽ. Nói về những màu sắc trong bức tranh ấy.
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.