16.16. Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau, có tính kháng viêm, được...
16.16. Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau, có tính kháng viêm, được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, khoảng 25000 tấn mỗi năm. Khi uống aspirin, phản ứng thuỷ phân xảy ra như sau:
Salicylic acid là thành phần chính có tác dụng hạ sốt, giảm đau và viêm nhiễm, nên có nhiều nghiên cứu tập trung vào phản ứng thuỷ phân này và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Dữ liệu về quá trình thuỷ phân của một mẫu aspirin trong nước (môi trường trung tinh) ở 37°C(*) thể hiện trong bảng:
Thời gian(h) | Nồng độ aspirin (M) | Nồng độ salicylic acid (M) |
0 | 5,55x10-3 | 0 |
2 | 5,51x10-3 | 0,040 × 10-3 |
5 | 5,45x10-3 | 0,10 x 10-3 |
10 | 5,35x10-3 | 0,20 × 10-3 |
20 | 5,15 x 10-3 | 0,40x10-3 |
30 | 4,96 x10-3 | 0,59 x10-3 |
40 | 4,78 x10-3 | 0,77 x10-3 |
50 | 4,61 x10-3 | 0,94 x10-3 |
100 | 3,83 x10-3 | 1,72 x10-3 |
200 | 2,64 x10-3 | 2,91 x10-3 |
300 | 1,82 x10-3 | 3,73 x10-3 |
(*) Ở điều kiện này, phản ứng xảy ra rất chậm, trong môi trường acid, như điều kiện trong dạ dày, phản ứng xảy ra nhanh hơn.
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng thuỷ phân aspirin sau thời gian 2, 5, 10,..., 300 giờ.
b) Nhận xét sự thay đổi tốc độ phản ứng theo thời gian. Giải thích.
c) Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên nồng độ chất tham gia và sản phẩm theo thời gian của phản ứng trên.
- 16.1. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thìA. tốc độ phản ứng tăng.B. tốc độ phản ứng giảm.C. không...
- 16.2. Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng.A. Sử dụng enzyme cho phản ứng.B. Thêm chất ức...
- 16.3. Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:A. Giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng.B. Tăng...
- 16.4. Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:A. Nhiệt độ chất phản ứng.B. Thể vật...
- 16.5. Sản phẩm của phản ứng được tạo ra qua các bước theo hình bên dưới:Vai trò của chất X làA....
- 16.6. Tốc độ của một phản ứng hoá họcA. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.B....
- 16.7. Hoàn thành bảng sau, cho biết mỗi thay đổi sẽ làm tăng hay giảm tốc độ của phản ứngYếu tố ảnh...
- 16.8. Có 3 phương pháp chính được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng hoá học: tăng nồng độ, tăng...
- 16.9. Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường...
- 16.10. Trong thí nghiệm 3 (sách giáo khoa (SGK) trang 102), người ta cân khối lượng chất rắn trước...
- 16.11. Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?a) Than củi đang cháy, dùng quạt thổi...
- 16.12. Chè (trà) xanh là thực phẩm được dùng phổ biến để nấu nước uống, có tác dụng chống lão hoá,...
- 16.13. Bộ chuyển đổi xúc tác là thiết bị được sử dụng để giảm lượng khi thải từ động cơ đốt trong...
- 16.14. Năm 1785, một vụ nổ xảy ra tại nhà kho nhà Gielli (Roma, Italia) làm nghề nghiền bột mì. Sau...
- 16.15. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection – EFI) được sử dụng trong động...
- 16.17. Hoạt động trong phòng thí nghiệmChuẩn bịDụng cụ: Cân phân tích, cốc thuỷ tinh, đồng hồ bấm...