I. TỪ VỰNG
1. Lý Thuyết
2. Thực hành
a. Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ.
b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh
Trả lời:
a.
Truyện dân gian bao gồm những thể loại nhỏ sau:
- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Phần giải thích những từ ngữ đó có cái chung là từ truyện dân gian là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn).
Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác, ta thường phải xác định được từ ngữ có cấp độ khái quát cao hơn (có nghĩa rộng hơn).
b.
- Nói quá:
Tiếng đồn cha mẹ em hiền.
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ hai.
c.
Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. Thay vào đó là dòng người đông đúc trên những chiếc xe máy, xe ô tô.