Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

224 lượt xem
Soạn bài: “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

        Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

                                                                    (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

- Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

                                                             (Tố Hữu, Khi con tu hú)

- Bắpbẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

Lời giải chi tiết:

Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

Phần II

Trả lời

BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một món quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Lời giải chi tiết:

a.

Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai - hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Phần III

Trả lời

SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Trả lời câu 1 (trang 57 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Trả lời:

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

 

Trả lời câu 2 (trang 57 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Đồng chí  nhớ nữa

  Kể chuyện Bình Trị Thiên,

  Cho bầy tui nghe ví

  Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong điện nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

  Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

                                     (Theo Hồng Nguyên, Nhớ)

 nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

                                  (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Lời giải chi tiết:

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

+ Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Phần IV

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời

Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mãng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời

- Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

- Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…

- Đặt câu:

Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c. Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d. Khi làm bài tập làm văn

e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

(Hò ba lí của Quảng Nam)

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân:

  •   mãng cầu (Nam Bộ) - na
  •  anh hai (Nam Bộ) - anh cả
  •  đậu phộng (Nam Bộ) - lạc
  •  chén (Nam Bộ) – bát
  •  muỗng (Nam Bộ) - thìa
  •  ghe (Nam Bộ) – thuyền
  •  cây viết (Nam Bộ) - bút
  •  răng (Bắc Trung Bộ) - sao
  •  tía, ba (Nam Bộ) – bố
  •  mô, rứa (Trung Bộ) – đâu, thế nào
Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bài tập 2: 

1. Tầng lớp học sinh, sinh viên:

o Nghỉ học: chuồn.

 Ví dụ: Tuấn đã chuồn hai tiết Toán để đi chơi điện tử.

o Nhìn bài hoặc mở tài liệu trong giờ kiểu tra: quay bài, cóp bài. 

Ví dụ:Hôm nay, nó bị cô giáo phát hiện khi đang quay bài

o học giỏi: siêu. 

Ví dụ:Nó học siêu lắm, môn nào điểm thi cũng cao.

2. Tầng lớp xã hội khác:

o Giới buôn bán gọi tiền có mệnh giá 100.000 nghìn đồng là 1 lít, 1 cành…

o Tầng lớp quý tộc phong kiến: ăn gọi là ngự thiện, áo gọi là ngự bào, thân thể gọi là long thể

Phần III

Trả lời

Bài tập 3: Trường hợp (a) nên dùng từ ngữ địa phương, Các trường hợp còn lại nên dùng từ ngữ toàn dân.

Phần IV

Trả lời

Bài tập 4: 

(1) Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

     Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

(2) Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

     non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

(3) Bầm ơi sớm sớm chiều chiều

Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe

(Tố Hữu)

(4) Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

(Tố Hữu)

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội hay nhất

Phần I

Trả lời

(trang 56 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Bắp, bẹ là từ ngữ địa phương.

- Ngô là từ ngữ được dùng phổ biến trong toàn dân.

Phần II

Trả lời

(trang 57 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a) Trong đoạn văn, khi nhân vật "tôi" là người kể chuyện thì tác giả dùng từ "mẹ" còn trong đoạn đối thoại với người cô thì tác giả dùng từ "mợ". Mợ là biệt ngữ xã hội của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở giai cấp thượng lưu, tầng lớp trí thức, mẹ thường được gọi bằng "mợ", cha được gọi bằng "cậu". Chủ nhà gọi người giúp việc là con sen. Ngược lại, người giúp việc gọi chủ nhà là ông bà và gọi con cái của họ là cô, cậu

b) - Từ "ngỗng" là bài văn đạt điểm 2, vì hình dáng số 2 giống con ngỗng.

- "Trúng tủ" là thi hoặc kiếm tra đúng vào phẩn đã học và ôn tập rồi.

- Tầng lớp học sinh, sinh viên hay dùng những từ này.

Phần III

Trả lời

1. (Trang 70, sgk Văn 8 Tập 1) - Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội tùy thuộc vào tình huống giao tiếp

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì những từ đó chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định, những tầng lớp khác không hiểu được. sẽ gây khó hiểu cho những người ở địa phương.

2. (Trang 57, sgk Văn 8 Tập 1) - Trong thơ văn dùng từ ngữ địa phương để tô đậm màu sắc địa phương, dùng biệt ngữ xã hội để nhấn mạnh vào tầng lớp xã hội của nhân vật.

Phần IV

Trả lời

Câu 1 (trang 58 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

- Ba, thầy, tía

Bố

- chén cơm

Bát cơm

-hộp quẹt

Bật lửa

- mè

Vừng

Câu 2 (trang 59 Ngữ Văn 8 Tập 1)

* Các biệt ngữ của học sinh, sinh viên:

- Trứng: điểm 0

- Gậy: điểm 1

- Ngỗng: điểm 2

- Phao: tài liệu để quay cóp

* Xã hội đen:

- Đại ca: Người cầm đầu

- Đàn em: người dưới quyền

- Cớm: lực lượng truy bắt tội phạm

Câu 3 (trang 59 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a.Nên dùng

b. Không nên dùng

c. Không nên dùng

d. Không nên dùng

e. Không nên dùng

g. Nên dùng

Câu 4 (trang 59 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm thơ, ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương:

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

- Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...

Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05104 sec| 2448.25 kb