SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng (trang 72, 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi
Trả lời
SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng (trang 72, 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi
Trả lời
* Các yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi.
- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nối bật màu hồng của hai gò má.
- Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.
* Các yếu tố biểu cảm:
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc: (suy nghĩ).
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, (cảm nhận).
- Phái bỏ lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng cửa người mẹ, đế bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng (cảm nhận).
* Các yếu tố kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau.
Ví dụ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc dó tho lạ thường.
- Kể: Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ.
- Tả: Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tau mẹtôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâulại mất đi mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.
Trả lời
Đoạn văn chép lại là:
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Má tôi cũng sụt sùi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
So sánh với đoạn văn trên, ta thấy:
- Các yếu tố miêu tả làm cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con nhân vật xưng tôi thêm sống động với bao màu sắc, hương vị, hình dáng của sự việc, nhân vật, hành động.
- Cộng vào đó, yếu tố biểu cảm đã khiến cho tác giả thể hiện tình mẫu tử càng thêm sâu sắc và thấm thía. Người đọc vì vậy buộc phải trăn trở nghĩ suy trước các sự việc, nhân vật.
- Ý nghĩa của truyện cũng nhờ đó mà thật sâu sắc.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng giúp nhà văn thể hiện thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
Trả lời
Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không "thành chuyện". Bởi lẽ chuyện là do sự việc và nhân vật cùng các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật thì mới phát triển được.
Trả lời
LUYỆN TẬP
Trả lời
Ví dụ: Lão cố làm ra vui vẻ... nó không ngờ tôi đang tâm lừa nó.(Nam Cao)
- Yếu tố miêu tả:
+ Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại
+ Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
+ Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa
+ Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó
+ Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
Đoạn văn nhiều hình ảnh tượng hình, tượng thanh diễn ra được nỗi đau đớn, sự khổ tâm tột độ của lão Hạc. Tuổi già, nước mắt vơi cạn phải co rúm mặt lại mới ép được một chút nước mắt chảy ra.
Trả lời
Học sinh thực hành theo gợi ý:
- Bắt đầu từ đâu?
- Từ xa nhận thấy bà em như thế nào? (tả dáng người lụm cụm, mái tóc ngả màu bông).
- Cảm nhận lúc lại gần. Kể hành động của mình và bài tả chi tiết: mặt, quần áo...
- Những biểu hiện tình cảm (vui mừng, xúc động ra sao? Ngôn ngữ hành động lời nói, cử chỉ, nét mặt... thế nào?)
Trả lời
Bài tập 1: Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học
Trả lời
II. Soạn bài siêu ngắn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Tôi đi học - Thanh Tịnh
- “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”
Trả lời
Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm
- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
- Rồi chị đón lấy cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.
Trả lời
Lão Hạc - Nam Cao
- “Khốn nạn... ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)... Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yêu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)."
Trả lời
Cô bé bán diêm - An-đéc-xen
- Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.
Trả lời
Bài tập 2: Đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân
Bài viết tham khảo
Vừa đi học về, em thấy trong hôm nay có nhiều tiếng cười, tiếng nói sao thân thuộc đến thế. A! chị gái em về. Em chạy vội vào nhà, hai chị em ôm chầm lấy nhau mừng rỡ, bố mẹ nhìn chúng em và cười trìu mến.
Nhà em có hai chị em và em là con út trong gia đình. Khi em còn nhỏ, giây phút em cảm thấy mong chờ và hạnh phúc nhất trong một ngày đó là những bữa cơm cả gia đình quây quần, kể những câu chuyện vui trong ngày và những tiếng cười giòn tan quên đi mọi âu lo, vất vả của cuộc sống. Giờ đây, chị gái em đã tốt nghiệp cấp 3 và đi du học xa nhà. Mỗi năm chị chỉ về thăm nhà vào dịp hè. Dù khi chị ở nhà đôi lúc hai chị em chí chóe cãi nhau, nhưng khi chị đi xa em rất nhớ chị.
Kì nghỉ hè của hai chị em bắt đầu bằng cuộc dạo chơi vòng quanh những con phố nhỏ, mua những cuốn sách hay hoặc mua sắm những món đồ nho nhỏ để chị mang đi xa làm kỉ niệm. Những con phố nhỏ khi trời vào hạ dường như nóng nực hơn, que kem mát lạnh trên phố Tràng Tiền giúp chúng em xua tan mọi oi bức. Bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm trí em, về những ngày hè, hai chị em được bố cho chọn những món quà như phần thưởng sau một năm học tập vất vả.
Những ngày hè trôi qua thật mau, thoáng chốc đã đến ngày chị phải trở lại trường để học tập. Ngày chị đi, cả nhà ra sân bay mà lưu luyến không rời. Chị dặn em cần cố gắng học thật tốt, còn em thầm mong ở nơi xa chị sẽ luôn giữ gìn sức khỏe để cả gia đình được an lòng. Chị sẽ mãi là người bạn thân thiết nhất với em.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời