Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Nói quá

222 lượt xem
Soạn bài: “Nói quá” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Nói quá” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Nói quá phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi:

-                                                         Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

                                                    (Tục ngữ)

-                                                                 Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

                                                      (Ca dao)

1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

1.

Nói "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối"; "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

2.

Nói quá trong các trường hợp trên là một biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm.

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a)                                                             Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.                                     (Hoàng Trung Thô

Trả lời

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

=> Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa.

=> Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, có quyền lực.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác

Trả lời

a) Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏithế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũngbầm gan tím ruột.

c) Cô Nam tính tình xởi lởi,ruột để ngoài da.

d) Lời khen của cô giáo làm cho nónở từng khúc ruột.

e) Bọn giặc hoảng hồnvắt chân lên cổmà chạy.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Trả lời

Đặt câu với thành ngữ:

-Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Kẻ trượng phu xưa thường mơ chuyện dời non lấp biển.

- Nhưng việc lấp biển vá trời dành cho kẻ anh hùng hào kiệt.

- Chúng tôi là người chứ đâu phải mình đồng da sắt. Chúng tôi thử hành hạ các ông thế này một buổi xem các ông có chịu nổi không.

- Tôi nghĩ nát óc vẫn không tìm được đáp số bài toán.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:

Trả lời

- Ngáy như sấm.

- Nhanh như chớp.

- Lớn như thổi.

- Đen như cột nhà cháy.

- Khỏe như voi.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Trả lời

Lan và tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột.Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Trả lời

- Giống nhau:

+ Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

- Khác nhau:

+ Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

+ Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

Soạn bài Nói quá ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Tìm biện pháp nói quá:

a. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.  

Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.

b. “Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời.”

Ý nghĩa: Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.

c. " … cụ bá thét ra lửa"

Ý nghĩa:  muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.

Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Nói quá

Bài tập 2: Điền từ:

a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lởi ruột để ngoài da.

d. Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.

e. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a)                                                             Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.                                     (Hoàng Trung Thô

Trả lời

Bài tập 3: Đặt câu

  • Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen.
  • Vợ chồng đồng lòng chung sức có thể dời non lấp bể.
  • Mọi người đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời
  • Chàng Gióng mình đồng da sắt cưỡi ngựa như bay trước quân thù.
  • Bài toán này khó quá, tớ nghĩ nát óc mà không làm được.

 

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác

Trả lời

Bài tập 4: Một số thành ngữ  có dùng biện pháp nói quá:

  • Đen như cột nhà cháy
  • Xấu như ma
  • Đẹp như tiên
  • Chạy bán sống bán chết
  • Ăn như mèo
  • Dữ như cọp
  • Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
  • Ăn như rồng cuốn, nói như phượng leo
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Trả lời

Bài tập 5:  Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Đoạn văn tham khảo

Vì đi học muộn nên Nam lao nhanh như tên lửa đến lớp cho kịp giờ học. Vừa đến lớp, cô giáo yêu cầu làm bài kiểm tra 15 phút, vì đã học bài nên Nam đọc đề và làm bài rất nhanh, chớp mắt một cái đã làm xong.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:

Trả lời

Ca dao (tham khảo)

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo: Tơ hồng trời cho.

Đêm nằm thì gáy o o,

Chồng yêu chồng bảo: Ngáy cho vui nhà.

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo: về nhà đỡ cơm.

Trên đầu những rác cùng cơm.

Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu. 

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Trả lời

Ca dao (tham khảo)

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo: Tơ hồng trời cho.

Đêm nằm thì gáy o o,

Chồng yêu chồng bảo: Ngáy cho vui nhà.

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo: về nhà đỡ cơm.

Trên đầu những rác cùng cơm.

Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu. 

Bài tập 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

1) Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng.

2) Khác nhau:

o Nói quá: biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 

o Nói khoác: một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói quá.

Bài tham khảo

Làng quê tôi những buổi sớm mai đẹp như một bức tranh nhiều màu. Từng đám mây trắng, hồng khẽ lơ lửng trôi lững lờ. Những chú chim tỉnh giấc bắt đầu cất cao tiếng hót líu lo trên cành cây. Trong vườn đọng trên cành lá là những hạt sương trong veo, long lanh như những viên pha lê thủy tinh sáng lấp lánh. Những đóa hoa bắt đầu kẽ nở, thi nhau phô sắc tỏa hương thơm ngát. Dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa uốn mình đem dòng nước mát tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Thỉnh thoảng, có vài chú cá tinh nghịch quẫy đuôi vươn mình khỏi mặt nước.  Xa xa là cánh đồng lúa còn đang đương thì con gái, khoác trên mình tấm áo màu xanh đung đưa thân mình theo từng đợt gió. Cả cách đồng bao la tựa như một tấm thảm xanh khổng lồ trải dài tít tắp như tiếp nối đến tận chân trời. 

Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Nói quá hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 101 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Nói "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng" và "Ngày tháng mười chưa cười đã tối" là nói quá sự thật.

Thực chất câu này có nghĩa là:  Muốn nói đến hiện tượng thời gian đêm tháng năm rất ngắn, còn ngày tháng mười cũng rất ngắn

- Nói "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" là nói sai sự thật.

Thực chất câu này muốn nói đến công việc lao động vất vả của người nông dân.

Câu 2 (trang 101 Ngữ Văn 8 Tập 1)

-> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc, tăng sức biểu đạt

Phần II

Trả lời

Câu 1 (trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Biện pháp nói quá và ý nghĩa:

a) – Nói quá: sỏi đá cũng thành cơm

- Ý nghĩa: Chỉ cần chịu khó lao động, sức của con người sẽ làm ra tất cả

b) – Nói quá: "đi lên tận trời được"

- Ý nghĩa: Đau thương chẳng có nghĩa gì, anh không cần bận tâm

c) – Nói quá: "Thét ra lửa"

- Ý nghĩa: tiếng thét to, mạnh mẽ, kẻ có uy quyền, hống hách, bắt nạt người khác

Câu 2 (trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Điền thành ngữ để tạo phép nói quá:

a) Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

b) Bầm gan tím ruột.

c) Ruột để ngoài da.

d) Nở từng khúc ruột.

e) Vắt chân lên cổ.

Câu 3 (trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đặt câu:

- Cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Nàng Tinh Vệ có công dời non, lấp biển.

- Chỉ cần đồng tâm hiệp lực thì có thể lấp biển, vá trời

- Mình đồng da sắt chỉ những người có sức khỏe, sức mạnh phi thường

- Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa ra đáp án này.

Câu 4 (trang 103 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Thành ngữ so sánh có dùng phép nói quá

- Khỏe như voi.

- Ngáy như sấm

- Đẹp như tiên

- Trơn như mỡ

- Đau như đứt từng khúc ruột.

Câu 5 (trang 103 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Bài thơ có sử dụng phép nói quá.

Cậu là mây là gió

Tớ là nhành cỏ xanh

Cậu bay cùng trời rộng

Tớ thì hát cùng mây

Câu 6 (trang 103 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nói quá

Nói khoác

Mục đích để nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Mục đích nhằm làm cho người nghe tin vào những điều khôn có thực hoặc để phô trương, khoe khoang.

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a)                                                             Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.                                     (Hoàng Trung Thô

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.09627 sec| 2447.313 kb