SOẠN VĂN 8 TẬP 1

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

257 lượt xem
Soạn bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN

Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.

2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

Trả lời:

1. Văn bản gồm 2 ý chính:

- Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố.

- Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm Tắt đèn.

2.

Nhận diện đoạn văn dựa vào:

- Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.

- Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn

- Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)

- Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

Phần II

Trả lời

TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.

b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.

c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

Trả lời:

a. Các từ ngữ duy trì ý của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"

=> Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.

b. Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố": khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.

=> Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.

c. Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

b. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nôi dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời:

a.

- Xét về mặt hình thức: Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

- Xét về mặt nội dung:

+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề

+ Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

- Cách diễn đạt:

+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành

+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch

=> Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.

b. Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.

=> Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

Phần III

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn? AI NHẦM Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thâ

Trả lời

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.

+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm".

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau. a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa

Trả lời

a. Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể).

b. Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời=> triển khai theo kiểu song hành.

c. Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác…=> triển khai theo kiểu song hành.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.

Trả lời

- Đoạn diễn dịch:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước.

- Biến đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp:

Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.

Trả lời

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công:

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1: Trong văn bản Ai nhầm được chia thành: hai ý và mỗi ý thể hiện bằng một đoạn văn:

  • Đoạn 1: Thầy đồ chép lại bài văn tế ông thân sinh để tế người khác.
  • Đoạn 2: Gia đình có người chết đã trách thầy đồ tế nhầm nhưng thầy đồ cãi liều là “chết nhầm”.
Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Câu 2:

a. Cách trình bày: Diễn dịch (câu chủ đề ở vị trí đầu đoạn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương).

b. Cách trình bày:  Song hành (không có câu chủ để, chỉ có các từ ngữ duy trì chủ đề: mưa ngớt, mưa tạnh, trời).

c. Cách trình bày:  Song hành (không có câu chủ đề, chỉ có các từ ngữ duy trì chủ đề: Nguyên Hồng, ông).

Phần III

Trả lời

Câu 3: Vết theo cách diễn dịch:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh.

  • Viết theo lối quy nạp, ta đảo câu chủ đề về cuối văn bản:

Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh. Như vậy, lịch sử với nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn? AI NHẦM Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thâ

Trả lời

Câu 4: Chọn ý (c) “Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.” để viết đoạn văn:

Bài viết tham khảo

Thất bại nào cũng sẽ cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta gặp phải những thất bại: một bài kiểm tra chưa đạt điểm 10, một kì thi không giành được giải thưởng, một món ăn bạn nấu không ngon… Tất cả những điều đó khiến chúng ta buồn lòng, chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, thay vì buồn bã, bạn hãy dành thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ về nguyên nhân của thất bại đó. Có thể bạn đã làm sai hoặc chưa thật sự cố gắng, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan nào khác. Việc phân tích những nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, để lần sau không phạm phải sai lầm.

=> Đoạn văn trên sử dụng câu chủ đề đứng đầu đoạn. Các ý trong đoạn văn được triển khai bằng phép diễn dịch.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau. a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản hay nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần III

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn? AI NHẦM Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thâ

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau. a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.52229 sec| 2445.828 kb