Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

201 lượt xem
Soạn bài: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

1. Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

Trả lời:

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

2. Cách làm bài văn thuyết minh

a. Đối tượng thuyết minh của bài văn (trang 138, 139 SGK Ngữ văn 8 tập 1) là gì?

b. Chỉ ra phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần

c. Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp thế nào?

d. Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?

Trả lời:

a. Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp

b. Dàn ý

+ Phần mở bài (từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống

+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe

+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp

c.

- Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:

+ Gồm hệ thống chuyển động

+ Hệ thống chuyên chở

+ Hệ thống điều khiển

- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.

d. Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

1. Lập dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam"

Trả lời:

* Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam

* Thân bài:

- Trình bày cấu tạo chiếc nón lá

+ Hình dáng chiếc nón

+ Kích thước chiếc nón lá

+ Nguyên liệu làm nón

+ Quy trình làm nón lá

- Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam

- Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày

- Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.

* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Trang 140 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".

Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu  ngắn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

A. Mở bài: Có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp sau

  • Cách 1:

o Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta

o Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

  • Cách 2:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh hay nhất

Phần I

Trả lời

1. Đề văn thuyết minh

- Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, món ăn, …

- Đối tượng rộng phong phú, đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống

- Có 2 dạng đề thuyết minh: Để nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích)

+ Để nêu đối tượng thuyết minh

2. Cách làm bài văn thuyết minh

- Đối tượng: Xe đạp

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp

+ Phương pháp nêu định nghĩa

- Thân bài:

Cấu tạo: có bộ phận

+Chính gồm: Hệ thống chuyển động

                     Hệ thống điều khiển

                     Hệ thống chuyên chở

+ Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông,…

- Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân

- Phương pháp thuyết minh: Liệt kê, phân loại, phân tích

Phần II

Trả lời

* Mở bài: Cùng với chiếc áo dài truyền thống, nón lá là biểu tượng không thể thiếu của người phụ nữ Việt Nam mỗi khi được nhắc đến. Là vật dụng quen thuộc gần gũi, ở đất nước Việt Nam xinh đẹp không khó để thấy một chiếc nón lá.

* Thân bài:

- Nón có hình chóp

- Được làm từ lá mây, lá cọ, lá lui…, nan tre uốn thành từng vòng tròn, nhỏ dần lên đến đỉnh. Dây cột là dây cước, lá mang về rửa, phơi cho phẳng.

- Cần có khuôn đặt nan và đặt lá vào rồi may bằng dây cước: Bước này đòi hỏi các nghệ nhân phải thật khéo léo, luôn chắc tay để các đường nét được chuẩn nhất, giữ chó nón không bị méo hay tuột mối.

- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che cho mối kết ở đỉnh nón: Sự tinh tế khi làm nón

- Phần quai nón người dùng có thể làm bằng dây vải hoặc đan bằng dây chỉnh sao cho vừa với đầu: Thường thì mỗi người dùng lại muốn có một dây quai nón khác nhau nên người làm nón thường thiết kế phần buộc quai nón còn việc lựa chọn quai nón người dùng có thể tự chọn hoặc làm cho mình một các phù hợp, nó cũng khá đơn giản.

⇒ Dưới sự khéo léo của bàn tay nghệ nhân làm nón lá, những chiếc nón lá có thể được biến tấu cách điệu sao cho phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Nón lá không chỉ dùng để đội che nắng, che mưa, nó có thể dùng để làm vật trang trí, làm công cụ trong các bài múa truyền thống, còn có thể để làm quà…

- Miền trung nổi tiếng với nghề làm nón (nón Huế, chiếc nón bài thơ)

- Điệu múa nón: xếp hình tròn, di chuyển theo đường hình chữ S

- Chiếc nón lá đi kèm với áo bà ba cùng với sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam tạo nên một hình ảnh truyền thống của Việt Nam

* Kết bài:

Khẳng định lại giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật của chiếc nón lá, từ đó nêu khái quát cảm nghĩ của bản thân về biểu tượng của dân tộc.

0.05325 sec| 2415.047 kb