Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?
- Có hai đoạn trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, đoạn trên liên quan tới hai cây phong lớn trên đồi cao của làng Ku-ku-rêu:
+ Đoạn đầu: Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai đi chân đất, công kênh nhau trèo lên cây phá tổ chim, làm chấn động cả vương quốc loài chim;
+ Đoạn dưới liên quan tới “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” từ một phép thần thông nào đó đế mở ra trước mắt lũ nhóc con khi bọn chúng leo lên cao, cao nữa, ngồi trên những cành cây, cao ngang đàn chim bay. Chính đoạn sau này đã thu hút người kể chuyện cùng bạn trẻ và làm cho chúng ngây ngất.
- Có thế nói, người kể chuyện xen lẫn kể với tả đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây ví như họa sĩ vẽ nên một bức tranh sinh động, bởi vì:
+ Chỉ đôi ba nét vẽ phác tài hoa, hình ảnh hai cây phong khổng lồ với các mắt mâu, với cành cao ngất, “cao đến ngang tầm chim bay”, với bóng râm mát rượi “nghiêng ngả như muốn chào mời”. Bức vẽ phác ấy còn được điểm thêm hình ảnh "hàng dàn chim chao đi chao lại”.
+ Đặc biệt là ở đoạn sau, bức tranh của làng quê Ku-ku-rêu hiện ra với những nét vẽ phác “chán trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục” và hình ảnh chuồng ngựa của nông trang bé tí teo lọt thỏm giữa không gian bao la vừa nói. Nhất là màu sắc bí ẩn đầy sức quyến rũ của miền đất này “nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên”, “chân trời xa thẳm biêng biếc”, “làn sương mờ đục”, “những dòng sông lấp lánh... như những sợi chí bạc..”.