Giải bài tập sách bài tập (SBT) Hoá 10 kết nối tri thức bài 15 Phản ứng oxi hóa – khử
Hướng dẫn giải bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử sách bài tập (SBT) Hoá học 10
Bài 15 trong sách bài tập (SBT) Hoá học 10 xoay quanh chủ đề về phản ứng oxi hóa – khử. Đây là một trong những chủ đề quan trọng trong môn học Hoá học, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cơ chế của các phản ứng hóa học trong tự nhiên. Cách hướng dẫn và giải bài trong cuốn sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn một cách cụ thể và chi tiết. Với việc giải thích rõ ràng và minh họa theo từng bước, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức và áp dụng vào thực hành. Bài tập này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về cơ chế và ứng dụng của phản ứng oxi hóa – khử trong cuộc sống hàng ngày. Mong rằng, qua cách hướng dẫn và giải chi tiết trong cuốn sách, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức một cách dễ hiểu và thú vị, từ đó phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo trong việc giải quyết các bài toán Hoá học.
Bài tập và hướng dẫn giải
NHẬN BIẾT
15.1. Số oxi hoá là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A. Hoá trị. B. Điện tích.
C. Khối lượng. D. Số hiệu.
15.2. Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là
A. +2. B.+3. C.+5. D. +6.
15.3. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hoá của iron (sắt) trong Fe2O3 là
A.+3. B. 3+. C. 3. D.-3.
15.4. Amimonia (NH3) là nguyên liệu đề sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hoá của nitrogen trong armunonia là
A.3. B.0. C.+3. D. - 3.
15.5. Chromium có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)2. B. Na2CrO4. C. CrCl2. D. Cr2O3.
15.6. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
15.7. Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hoá - khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số khối. B. Số oxi hoá. C. Số hiệu. D. Số mol.
15.8. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá là chất
A. nhường electron. B. nhận electron.
C. nhận proton. D. nhường proton.
15.9. Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hoá học sau:
CuO + H2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Cu + H2O.
Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
A. CuO. B.Cu. C. H2. D. H2O.
15.10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2Ca +O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CaO.
B. CaCO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CaO + CO2.
C. CaO + H2O → Ca(OH)2.
D. Ca(OH)2+ CO2 → CaCO3 + H2O.
THÔNG HIỂU
15.11. Cho các chất sau: Cl2, HCI, NaCl, KCIO3, HClO4. Số oxi hoá của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là
A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; -1; -1; +5; +7.
C. 0; - 1; - 1; - 5; - 7. D. 0; 1; 1; 5; 7.
15.12. Thuốc tím chứa ion permanganate (MnO4$^{-}$) có tính oxi hoá mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thuỷ sản. Số oxi hoá của manganse trong ion permanganate là
A. +2. B.+3. C. +7. D. +6.
15.13. Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:
N≡N; ;
Số oxi hoá của nguyên tử N trong các phân tử trên lần lượt là
A.0; - 3; - 4. B.0, +3, +5.
C. -3; -3; +4. D.0, -3, +5.
15.14. Carbon đóng vai trò chất oxi hoá ở phân ứng nào sau đây?
A. C + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2
B. C + CO2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO
C. C + H2O $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO + H2
D. C + 2H2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH4
15.15. Thực hiện các phản ứng hoá học sau:
(a)S+O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SO2; (b) Hg+ S$\rightarrow$ HgS;
(c)H2 +S $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ H2S; (d)S+ 3F2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SF6.
Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hoá là
A.4. B.2. C. 3. D.1.
15.16. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. acid. C. chất oxi hoá. D. base.
15.17. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?
A.2Na + Cl2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2NaCl.
B.H2+ Cl2 $\overset{as}{\rightarrow}$ 2HCI.
C. 2FeCl2 + Cl2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2FeCl3.
D. 2NaOH + Cl2 ——> NaCl + NaCIO + H2O.
15.18. Cho các phản ứng hoá học sau:
(a) CaCO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CaO + CO2.
(b) CH4 $\overset{t^{o},xt}{\rightarrow}$ C+ 2H2.
(c) 2AI(OH)3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Al2O3; + 3H2O.
(d) 2NaHCO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Na2CO3 + CO2 + H2O.
Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử là
A.2. B.3. C. 1. D.4.
15.19. Khí thiên nhiên nén (CNG -pressed Natural Gas) có thành phần chính là methane (CH4), là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Xét phản ứng đốt cháy methane trong buồng đốt động cơ xe buýt sử dụng nhiên liệu CH4 + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2 + H2O.
a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.
b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
15.20. Xét phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp:
NaCl + H2O $\overset{đpdd có mnx}{\rightarrow}$ NaOH + Cl2 + H2.
a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.
b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
VẬN DỤNG
15.21. Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng Zinc blende có thành phần chính là ZnS. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, quặng zinc blende được nung trong không khí đề thực hiện phản ứng:
ZnS +O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ ZnO + SO2
a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết các quá trình oxi hoá, quá trình khử.
b) Lập phương trình hoá học của phân ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
15.22. Khí đốt hoá lỏng thường gọi là gas, có thành phần gồm propane (C3H8) và butane (C4H10). Xét phản ứng đốt cháy butane khi đun bếp gas:
C4H10+ O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2 + H2O.
a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.
b) Lập phương trình hoá học của phân ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
15.23. Hàm lượng iron(II) sulfate được xác định qua phản ứng ox- hoá - khử với potassium permanganate:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
a) Lập phương trình hoá học của phân ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.
b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02 M để phản ứng vừa đủ với 20 mL dung dịch FeSO4 0,10 M.
15.24. Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dụng dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 3,2227 L khí SO2 (điều kiện chuẩn). Xác định kim loại M.