Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

266 lượt xem
Một tác phẩm của tác giả Nguyễn Khải, bài soạn "Một người Hà Nội" cực hay và dễ hiểu. Sutu.vn đưa ra ba sự lựa chọn cho các bạn học sinh: phổ thông, cực ngắn và chi tiết nhằm giúp các bạn tối ưu hóa thời gian soạn văn. Chúc các bạn học tốt! Soạn bài "Một người Hà Nội- Nguyễn Khải"- Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Một người Hà Nội - Nguyễn Khải phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Trả lời

Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

- Trong cuộc sống: chân thật và thắng thắn

- Trong hôn nhân: yêu người chăm chỉ, hiền lành ( cô lấy chồng trước 30 tuổi, chồng cô là một thầy giáo chăm chỉ )

- Trong việc sinh và dạy con: Dừng lại trước tuổi 40, cô có 5 người con, cô đều dạy từ cái nhỏ nhất, cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ"

 Tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội vì cô là người đại diện cho cốt cách, bản lĩnh và vẻ đẹp của Hà Nội

 

Câu 2
Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.

Trả lời

 Nhân vật "tôi":

- Nhân chứng sống của đất nước, tham gia vào nhiều cột mốc lịch sử dân tộc.

+ Nhân vật "tôi" tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền.

+ Tính cách vừa vui vừa đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời của con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước

+ Nhân vật "tôi" vừa là người kể chuyện, vừa là hiện thân của Nguyễn Khải => một sáng tạo nghệ thuật sắc bén 

Nhân vật Dũng:

- Sống đúng với lời mẹ đã dạy ( cách sống con người Hà Nội )

- Góp phần làm đẹp phẩm giá thanh niên Việt Nam

Người mẹ của Tuất:

- Yêu thương con hết mực, nén nỗi đau mất con và tiếp tục sống

Những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật tôi về Hà Nội:

- Người đạp xe như gió làm người khác suýt còn quay lại chửi

- Những người thờ ở, trả lời sõng khi được hỏi đường

Câu 3
Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Trả lời

Suy nghĩ của em khi thấy cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:

- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh thể hiện quy luật bất diệt của cuộc sống. 

- Là một biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng rồi Hà Nội lại yên bình, lại khỏi bệnh => Sức sống truyền thống của Hà Nội cũng bền bỉ và trường tồn cùng thiên nhiên.

 

Câu 4
Câu 4 ( trang 98 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

Trả lời

Giọng điệu trần thuật:

- Giọng điệu trải đời nhưng tự nhiên, dân dã, mang nặng những suy tư triết lý cuộc sống.

=> Chất liệu tự sự vừa mang nét đời thường vừa mang nét hiện đại.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nghệ thuật tạo tình huống gặp gặp gỡ giữa cái nhân vật trong truyện.

-  Góp phần khắc họa và xây dựng tính cách nhân vật.

- Ngôn ngữ đời thường, gần gũi.

 

Soạn bài Một người Hà Nội - Nguyễn Khải ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Trả lời

Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

- Trong cuộc sống: Đức tính thẳng thắn và chân thật

- Trong hôn nhân: Chọn yêu người hiền lành, chăm chỉ

- Trong việc sinh con, dạy con: Dừng lại việc sinh con trước tuổi 40 thay vào đó cô tập trung dạy 5 người con từ cái nhỏ nhất, cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ"

 Tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội vì cô là người đại diện cho cốt cách, bản lĩnh và vẻ đẹp của Hà Nội

Câu 2
Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.

Trả lời

 Nhân vật "tôi":

- Nhân chứng sống của đất nước, tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử dân tộc.

- Tinh tế, nhạy bén và sắc sảo.

- Tính cách khôi hài, khôn ngoan, trải đời.

Nhân vật Dũng:

- Sống đúng với lời mẹ dạy và góp phần tô đẹp phẩm giá thanh niên Việt Nam

Người mẹ của Tuất:

- Yêu thương con hết mực

Những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật tôi về Hà Nội:

- Người đạp xe như gió làm người khác suýt ngã mà còn quay lại chửi

- Những người trả lời sõng, thờ ơ khi nhân vật tôi hỏi thăm đường

Câu 3
Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Trả lời

Suy nghĩ của em khi thấy cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:

- Đầu tiên cây si ở đèn Ngọc Sơn là biểu tượng của Hà Nội

-  Phản ánh quy luật bất diệt của cuộc sống ( lòng tin có thể cứu lấy thiên nhiên )

- Hình ảnh ẩn dụ về Hà Nội cũng bất diệt như quy luật cuộc sống

 

Câu 4
Câu 4 ( trang 98 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

Trả lời

Giọng điệu trần thuật:

- Giọng điệu trải đời, tự nhiên, dân dã, mang nặng những suy tư triết lý cuộc sống.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc sắc, tinh tế

- Ngôn ngữ đời thường, gần gũi.

Soạn bài Một người Hà Nội - Nguyễn Khải hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Trả lời

Nhân vật cô Hiền:

- Cô xuất thân từ gia đình khá giả, truyền thống học tập: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài

- Ngoại hình: xinh đẹp, yêu văn thơ thừa hường từ bố mẹ

Tính cách và phẩm chất của cô Hiền:

- Trong cuộc sống: Cô sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, cùng Hà Nội trải qua biết bao thăng trầm của xã hội nhưng cô vẫn giữ được cốt cách chân thật và thẳng thắn.

- Trong hôn nhân: Lấy chồng trước năm 30 tuổi, và chọn người chăm chỉ, hiền lành ( chồng cô là một ông giáo chăm chỉ )

- Trong việc sinh con: Có kế hoạch rõ ràng, cô sẽ dừng lại việc sinh nở trước tuổi 40 sau khi đã sinh được 5 người con. Để dành thời gian nuôi dạy con cái nên người.

- Trong việc dạy con: Dù có tận 5 người con nhưng cô đều dạy họ từ những việc nhỏ nhất, cách sống không thẹn với lòng

"Hạt bụi" là thứ nhỏ bé và tầm thường nhưng ở đây tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội vì cô chính là hiện thân, đại diện cho cốt cách thanh tao, bản lĩnh và vẻ đẹp của Hà Nội.

Câu 2
Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.

Trả lời

 Nhân vật "tôi"

- Là một người đã chứng kiến nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc, tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước

- Nhân vật "tôi" có những quan sát tinh tế, nhạy bén và sắc sảo, nhất là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội.

,- Tuy là người tinh tế, nhưng nhân vật tôi có tính cách vui vẻ, khôn ngoan, khôi hài

- Nhân vật "tôi"  vừa là người kể chuyện, vừa là hiện thân của tác giả Nguyễn Khải 

=> Sự sáng tạo nghệ thuật sắc bén của tác giả

Nhân vật Dũng:

- Là con trai đầu của cô Hiền, nhân vật đại diện cho lớp thanh niên trẻ Việt Nam

- Vâng lời mẹ: Sẵn sàng lên đường nhập ngũ để cứu Hà Nội.

Người mẹ của Tuất:

- Là người rất mực yêu thương con.

- Có tính cách kiên cường của một người mẹ, nén chịu nỗi đau mất con để tiếp tục sống

Những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật tôi về Hà Nội:

- Người đạp xe nhanh như gió làm cho người khác suýt ngã mà còn quay lại chửi "tổ sư.."

- Những người thờ ơ, trả lời sõng khi nhân vật tôi hỏi thăm đường

=> Đó là những "hạt sạn" của Hà Nội

Câu 3
Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Trả lời

Suy nghĩ của em khi thấy cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:

- Trước hết, cây si ở đền Ngọc Sơn là một trong những biểu tượng thiêng kiêng của Hà thủ đô.

- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh chính là quy luật bất diệt của cuộc sống. . ( bằng ý thức của con người, bảo vệ mội trường cây si lại trổ lá và cao lớn ) 

- Chi tiết không chỉ thể hiện quy luật khắc nghiệt của cuộc sống mà còn phản ảnh quy luật xã hội 

- Là một biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng rồi Hà Nội lại yên bình, lại khỏi bệnh

=> Sức sống truyền thống của Hà Nội cũng bền bỉ và trường tồn cùng thiên nhiên.

Câu 4
Câu 4 ( trang 98 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

Trả lời

Giọng điệu trần thuật:

- Giọng điệu vừa trải đời mà tự nhiên, dân dã, mang nặng những suy tư triết lý cuộc sống.

=> Chất liệu tự sự vừa hiện đại vừa mang nét đời thường

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc sắc, tinh tế

-  Góp phần khắc họa và xây dựng tính cách các nhân vật chính.

  • Nhân vật "tôi": Suy tư, tinh tế mà pha chút hài hước
  • Nhân vật cô Hiền: Thẳng thắn, chân thật, dứt khoác
  • Nhân vật Dũng: Hiếu thảo, dũng cảm

- Ngôn ngữ đời thường, gần gũi, giản dị

0.05410 sec| 2414.867 kb