Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn

320 lượt xem
"Thuốc" là tác phẩm được viết vào đúng lúc phong trào Tứ ngữ bùng nổ. Sytu.vn gửi đến bạn bài soạn Thuốc- Lỗ Tấn với 3 mẫu: phổ thông, siêu ngắn và chi tiết, rất mong mang lại nhiều kiến thức văn học đến các bạn học sinh. Sytu-vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu người.

- Chiếc bánh bao tẩm đầy máu tươi, còn nhỏ từng giọt

- Nghĩa thực: Là một phương thuốc "thần" chữa bệnh cổ hủ, quái đản 

=> Giúp người đọc liên tưởng đến việc người ăn thịt người.

- Nghĩa tượng trưng: Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc xưa.

Câu 2
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua việc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Là một thanh niên tuổi mới đôi mươi, gia cảnh nghèo khó, có một mẹ già.

- Bản lĩnh cao cường ( chi tiết rủ cai ngục làm cách mạng).

- Khi ở trong nhà lao: Vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh.

=> Hạ Du: Người chiến sĩ, thanh niên tiên phong xả thân vì lý tưởng cách mạng và bảo vệ lý tưởng ấy đến cùng dù bị tra tấn, hành hình.

Điều tác giả gửi gắm qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du:

- Ngợi ca, trân trọng tinh thần của Hạ Du.

- Tinh thần yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng. ( máu của người chiến sĩ cách mạng để xuống thật vô nghĩa khi quần chúng nhân dân vẫn chưa giác ngộ ).

Câu 3
Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu 'trảm quyết' đến mùa xuân 'thanh minh' đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi

Trả lời

Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.

 - Hình ảnh vòng hoa đặt trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên” 
- Thể hiện tấm lòng của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp cũng như sự hy sinh của Hạ Du

- Hình ảnh ngụ ý đã có người giác ngộ ra lý tưởng cách mạng, xót xa trước cái chết của Hạ Du.

- Là hình ảnh trái ngược với "cái bánh bao"
 

LUYỆN TẬP
Câu 1 ( trang 11 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết: Nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

Trả lời

Ý nghĩa của các chi tiết đó:

- Cùng là cái chết nhưng qua chi tiết này thể hiện sự phân biệt đối xử, kì thị.

- Tượng trưng cho những tư tưởng u mê, mê tín.

- Vì cách mạng mà chết chém là đáng chê, bị khinh thường

- Chết vì bệnh là lẽ đương nhiên.

LUYỆN TẬP
Câu 2 ( trang 111 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ của người tử tù 'Thế này là thế nào?' Có ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa:

- Sự xót xa, sửng sốt của người mẹ trước cái chết oan khuất của con mình

- Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên, người mẹ vẫn chưa tin vào mắt mình

- Niềm hy vọng nhỏ, người mẹ tin tưởng vào con mình.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Thuốc được xem là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội, hiện trạng mê tín dị đoan của người Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Qua đó, nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng, giác ngộ lí tưởng cách mạng và dần bước theo cách mang
Bố cục

Trả lời

Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao và ăn bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh

- Phần 2 (Ăn thuốc): Thuyên ăn bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho dữ dội, không chữa được bệnh.

- Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên "giặc" Hạ Du.

- Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Mẹ Hạ Du và Thuyên gặp nhau ở nghĩa địa vào tiết thanh minh

Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu người.

- Nghĩa thực: Là một phương thuốc "thần" chữa bệnh.

=> Giúp người đọc liên tưởng đến việc ăn thịt người.

- Nghĩa tượng trưng: Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc xưa.

Câu 2
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua việc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

- Thanh niên trẻ, nhà nghèo, mẹ già.

- Bản lĩnh kiên cường.

- Hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống Mãn Thanh

=> Hình ảnh thanh niên trẻ xả thân vì cách mạng, trung thành với lý tưởng cách mạng dù bị tra tấn, hành hình.

Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, tác giả gửi gắm:

- Ngợi ca, trân trọng

- Nhấn mạnh lòng yêu nước, yêu cách mạng.

Câu 3
Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu 'trảm quyết' đến mùa xuân 'thanh minh' đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi

Trả lời

Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.

 - Hình ảnh vòng hoa đặt trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên” 
- Thể hiện tấm lòng của Lỗ Tấn đối với Hạ Du.

- Có nghĩa là đã có người giác ngộ ra lý tưởng cách mạng, xót xa trước cái chết của Hạ Du.

- Đây là hình ảnh trái ngược với "cái bánh bao"

LUYỆN TẬP
Câu 1 ( trang 11 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết: Nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

Trả lời

Ý nghĩa:

- Thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử

- Khẳng định sự lạc hậu của người dân Trung Hoa.

- Tượng trưng cho những tư tưởng u mê

LUYỆN TẬP
Câu 2 ( trang 111 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ của người tử tù 'Thế này là thế nào?' Có ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa:

- Sự xót xa, sửng sốt của người mẹ trước cái chết oan khuất của con mình

- Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên, người mẹ vẫn chưa tin vào mắt mình

- Niềm hy vọng nhỏ, người mẹ tin tưởng vào con mình.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Thuốc được xem là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội, hiện trạng mê tín dị đoan của người Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Qua đó, nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng, giác ngộ lí tưởng cách mạng và dần bước theo cách mang
Bố cục

Trả lời

Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao và ăn bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh

- Phần 2 (Ăn thuốc): Thuyên ăn bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho dữ dội, không chữa được bệnh.

- Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và Hạ Du.

- Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Mẹ Hạ Du và Thuyên gặp nhau ở nghĩa địa vào tiết thanh minh

Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu người.

- Chiếc bánh bao nhuốm máu đổ tươi, nhỏ từng giọt

- Bà Hoa nói "Ăn đi con, sẽ khỏi ngay". "Can đảm thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm." lời của Bác cả Khang

- Nghĩa thực: Là một phương thuốc "thần" chữa bệnh cổ hủ, quái đản của người Trung Quốc thời xưa dùng để chữa bệnh lao

=> Giúp người đọc liên tưởng đến việc ăn thịt người.

- Nghĩa tượng trưng: Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc xưa.

Câu 2
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua việc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Nhân vật chiến sĩ Hạ Du không được tác giả miêu tả trực tiếp, mà gián tiếp qua các hoạt động của con người trong tác phẩm. Từ đó, ta có một vài chi tiết: Hạ Du là một thanh niên trẻ, tuổi mới đối mươi nhưng nhà nghèo, mẹ già

- Trong nhà lao: Anh vẫn hiên ngang tuyện truyền tinh thần cách mạng, yêu nước chống nhà Mãn Thanh ( rủ cai ngục đi làm cách mạng )

- Hình tượng nhà cách mạng tư sản Trung Quốc trước thời Cách mạng Tân Hợi

- Sau khi anh chết, được đặt vòng hoa để thể hiện niềm thương tiếc.

=> Hạ Du: Người chiến sĩ tiên phong xả thân vì lý tưởng cách mạng, trung thành với lý tưởng đến chết dù bị tra tấn, hành hình dã man

Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, tác giả muốn gửi gắm:

- Ca ngợi, trân trọng tinh thần cách mạng của Hạ Du. Đồng thời phê phán những người xung quanh Hạ Du.

- Khẳng định lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.

- Tinh thần yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng. ( máu của người chiến sĩ cách mạng đổ xuống thật vô nghĩa khi quần chúng nhân dân vẫn chưa giác ngộ ).

Câu 3
Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu 'trảm quyết' đến mùa xuân 'thanh minh' đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi

Trả lời

Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.

 - Hình ảnh vòng hoa đặt trên mộ Hạ Du được tác giả miêu tả: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên” 
- Thể hiện tấm lòng của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp cũng như sự hy sinh của Hạ Du

- Hình ảnh mang ý nghĩa đã có người giác ngộ ra lý tưởng cách mạng. Họ xót xa trước cái chết của Hạ Du. Đồng thời, thể hiện niềm tin vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai.

- Là hình ảnh trái ngược với "cái bánh bao tẩm máu". Tác giả phủ nhận cách chữ bệnh hoang đường, vô lý và có phần mê tín. Tác giả mong muốn tìm được một loại thuốc mới để chữa bệnh tinh thần cho mọi người ( điều kiện tiên quyết họ phải giác ngộ lý tưởng cách mạng và hiểu được ý nghĩa của sự hy sinh vì cách mạng.)

LUYỆN TẬP
Câu 1 ( trang 11 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết: Nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

Trả lời

Ý nghĩa của các chi tiết:

- Nghĩa địa là nơi an nghỉ cuối cùng của người chết, vậy mà khi đến đây còn phải chia cắt bởi một con đường mòn cũng vì:

+ Tư tưởng lạc hậu của người dân Trung Quốc, chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng. Nên họ xem cái chết, sự hy sinh vì cách mạng chính là nỗi xấu hổ, đáng chê, đáng khinh bỉ thì phải chôn cất ở bên trái.

+ Còn chết vì bệnh tật là lẽ đương nhiên sẽ được đường hoàng mà chôn cất bên phải.

=> Điều này thể hiện sự phân biệt đối xử, kì thị 

- Chi tiết còn cho ta thấy sự u mê, mê tín của mọi người.

LUYỆN TẬP
Câu 2 ( trang 111 SGK ngữ văn 12 tập 2 )
Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ của người tử tù 'Thế này là thế nào?' Có ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa:

- Sự xót xa, sửng sốt của người mẹ trước cái chết oan khuất của con mình

- Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên, người mẹ vẫn chưa tin vào mắt mình rằng con trai bà đã hy sinh vì cách mạng.

- Đồng thời, thể hiện sự giác ngộ của người mẹ. Niềm tin, hy vọng nhỏ của người mẹ vào con trai.

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội, hiện trạng mê tín dị đoan của người Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Những chi tiết trong tác phẩm, phê phán hiện trạng này và qua đó nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh giác ngộ được lí tưởng cách mạng, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng.
Bố cục

Trả lời

Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao và ăn bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh

- Phần 2 (Ăn thuốc): Thuyên ăn bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho dữ dội, không chữa được bệnh.

- Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên "giặc" Hạ Du.

- Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Mẹ Hạ Du và Thuyên gặp nhau ở nghĩa địa vào tiết thanh minh

0.05164 sec| 2438.719 kb