Soạn bài Nhân vật giao tiếp

370 lượt xem
Soạn bài: “ Nhân vật giao tiếp” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Nhân vật giao tiếp” cực chất - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Nhân vật giao tiếp phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Xác định đặc điểm của nhân vật giao tiếp, sự chuyển đổi vai giao tiếp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ trong đoạn trích (SGK)

Trả lời

a. Hoạt động giao tiếp trong đoạn trích trên gồm có có các nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và Thị

Đặc điểm:

- Về tuổi tác: Họ là những người trẻ tuổi

- Về giới tính: Thị và các cô gái là nữ, Tràng là nam

- Về tầng lớp xã hội: Họ có xuất thân là những người dân lao động nghèo đói. ( cùng cảm ngộ )

b. Các nhân vật giao tiếp lần lượt chuyển đổi vai người nói, vai người nghe theo thứ tự như sau:

- Đầu tiên:Tràng là người nói, mấy cô gái trong kho thóc là người nghe.

-Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và Thị là người nghe.

- Sau đó: Thị là người nói, Tràng và mấy cô gái là người nghe.

- Kế tiếp: Tràng là người nói, Thị là người nghe.

- Cuối cùng: Lời của Thị hướng tới Tràng

c.Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị trí xã hội

d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật trên hoàn toàn xa lạ với nhau. Nhưng sau đó họ nhanh chóng trở nên thân vì cùng lứa tuổi, cùng vị thế xã hội.

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân- sơ, lứa tuổi, giới tính đã chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp.

Ban đầu khi chưa quen nên nội dung cuộc trò chuyện là trêu đùa thăm dò.

Dần dần khi đã quen, họ mạnh dạn hơn. 

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
 Xác định nhân vật giao tiếp, vị thế xã hội, chiến lược giao tiếp trong đoạn văn sau

Trả lời

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Lý Cường và Chí Phèo.

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người

- Với mấy bà vợ - Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên có hành động "quát"với mấy bà vợ

- Với dân làng - Bá Kiến thuộc tầng lớp trên, có máu mặt trong làng

- Với Chí Phèo (chủ cả cũ) ông thăm dò hắn, có lúc lại đề cao Chí Phèo để hắn hả giận

- Với Lí Cường (con trai)- Bá Kiến la với mục đích xoa dịu Chí Phèo

c. Chiến lược giao tiếp mà Bá Kiến sử dụng đối với Chí Phèo

- Đầu tiên: Đuổi hết dân làng về nhà, các bà vợ vào trong nhà với mục đích cô lập Chí Phèo

- Sau đó: Tìm cách để hạ nhiệt cơn tức giận của Chí

- Tiếp theo: Nâng vị thế của Chí Phèo lên bằng mình và nhận họ hàng với Chí

- Cuối cùng: Kết tội của Lý Cường sau đó ra lệnh cho Lý Cường phải tiếp đón Chí Phèo chu đáo, hả dạ Chí

d. Với chiến lược như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích của mình, giải quyết xong "tên Chí" với một thái độ tâm phục khẩu phục của những người xung quanh.

Luyện tập
Câu 1 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích

Trả lời

Anh Mịch:

- Vị thế xã hội thấp kém (là nạn nhân)

- Lời nói: Nhún nhường và van xin

Ông Lí:

- Bề trên (người ra lệnh)

- Lời nói: Ra lệnh và quát nạt

Luyện tập
Câu 2 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. (trích SGK)

Trả lời

Đoạn trích có các nhân vật tham gia giao tiếp:

- Viên đội sếp Tây, đám đông và Quan Toàn quyền Pháp

Mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. của các nhân vật trong đoạn trích:

- Chú bé: Là trẻ con nên có cách nói ngộ nghĩnh

- Chị con gái: Là con gái nên chú ý đến cách ăn mặc, thầm thì

- Anh sinh viên: Đang trong quá trình học tập nên chú ý đến diễn thuyết

- Bác cu li: Để ý đôi ủng

- Nhà nho: Là người lao động nên để ý tướng mạo, giao tiếp bằng một câu thành ngữ thâm nho

=> Tất cả đều là hành động châm biến và mỉa mai.

Luyện tập
Câu 3 ( trang 22 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích vị thế xã hội, sự tương tác và hành động nói, tính cách và cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: ( trích SGK )

Trả lời

Mối quan hệ giữa chị Dậu và hàng xóm:

- Thân thiết và tình cảm thể hiện trong cách xưng hô:

- Bà lão: bác trai, anh ấy

- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

Sự tương tác và hành động nói:

- Bà lão hỏi thăm- Chị Dậu cảm ơn

- Bà lão khuyên bỏ trốn- Chị Dậu tán thành

 

Soạn bài Nhân vật giao tiếp ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Xác định đặc điểm của nhân vật giao tiếp, sự chuyển đổi vai giao tiếp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ trong đoạn trích (SGK)

Trả lời

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là: Tràng, mấy người đàn bà và Thị

Đặc điểm:

Cùng là những người trẻ và đều là những nông dân nghèo đói, về giới tính chỉ có Tràng là nam còn lại là nữ.

b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi theo thứ tự như sau:

- Lượt 1:Tràng là người nói, mấy người đàn bà trong đó có Thị là người nghe.

- Lượt 2: Người nói là mấy người đàn bà, Tràng và Thị là người nghe.

- Lượt 3: Thị là người nói, Tràng và mấy người đàn bà là người nghe.

- Lượt 4: Thị là người nghe, Tràng là người nói

- Lượt 5: Lời của Thị hướng tới Tràng

c.Các nhân vật giao tiếp có vị thế bình đẳng về vị trí xã hội

d. Khi bắt đầu giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên hoàn toàn xa lạ với nhau. Sau đó họ nhanh chóng trở nên thân tình

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính,... đã chi phối lời nói của các nhân vật trong cuộc trò chuyện (gắn kết họ lại với nhau)

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
 Xác định nhân vật giao tiếp, vị thế xã hội, chiến lược giao tiếp trong đoạn văn sau

Trả lời

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ , dân làng Vũ Đại, Lý Cường và Chí Phèo.

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người

- Với mấy bà vợ - Bá Kiến là chồng

- Với dân làng - Bá Kiến có địa vị cao hơn

- Với Chí Phèo ông là chủ cũ của hản

- Với Lí Cường- Bá Kiến là cha, la Lí Cường với mục đích xoa dịu Chí Phèo

c. Chiến lược giao tiếp mà Bá Kiến sử dụng đối với Chí Phèo

- Đầu tiên: Cô lập Chí Phèo

- Sau đó: Hạ nhiệt cơn tức giận của Chí

- Tiếp theo: Nâng vị thế của Chí Phèo lên bằng mình

- Cuối cùng: Kết tội của Lý Cường

d. Với chiến lược như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích của mình, giải quyết xong "tên Chí" với một thái độ tâm phục khẩu phục của những người xung quanh.

Luyện tập
Câu 1 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích

Trả lời

Anh Mịch:

- Vị thế xã hội thấp kém

- Lời nói: Nhún nhường và van xin

Ông Lí:

- Bề trên, có địa vị xã hội

- Lời nói: Ra lệnh và quát nạt

Luyện tập
Câu 2 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. (trích SGK)

Trả lời

Đoạn trích có các nhân vật tham gia giao tiếp:

- Viên đội sếp Tây, đám đông và Quan Toàn quyền Pháp

Mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. của các nhân vật trong đoạn trích:

- Chú bé: Cách nói ngộ nghĩnh

- Chị con gái: Là con gái nên chú ý đến cách ăn mặc.

- Anh sinh viên: Đang trong quá trình học tập nên chú ý đến diễn thuyết

- Bác cu li: Để ý đôi ủng

- Nhà nho: Giao tiếp bằng một câu thành ngữ thâm nho

=> Hành động châm biến và mỉa mai.

Luyện tập
Câu 3 ( trang 22 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích vị thế xã hội, sự tương tác và hành động nói, tính cách và cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: ( trích SGK )

Trả lời

Mối quan hệ giữa chị Dậu và hàng xóm:

- Thân thiết và tình cảm

Trong cách xưng hô:

- Bà lão: bác trai, anh ấy

- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

Sự tương tác và hành động nói:

- Bà lão hỏi thăm- Chị Dậu cảm ơn

- Bà lão khuyên bỏ trốn- Chị Dậu tán thành

Cách nói thân tình, thấu hiểu còn thể hiện qua tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau 

Soạn bài Nhân vật giao tiếp hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Xác định đặc điểm của nhân vật giao tiếp, sự chuyển đổi vai giao tiếp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ trong đoạn trích (SGK)

Trả lời

a. Các nhân vật xuất hiện trong cuộc giao tiếp ( Tràng, Thị và mấy cô gái) đều còn trẻ, ở lứa tuổi thanh niên. Trừ Tràng ra thì những người còn lại đều là nữ. Tất cả bọn họ đều thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ.

b. Lượt đầu tiên: Tràng hướng đến chung chung những người đàn bà ở kho thóc bao gồm cả Thị

Lượt thứ hai: Mấy người đàn bà chọc ghẹo Thị

Lượt thứ ba: Thị hướng đến những người đàn bà khác trong câu đầu,câu sau hướng đến Tràng

Lượt thứ tư: Tràng hướng đến Thị.

Lượt thứ năm: Ngược lại, Thị hướng đến Tràng.

c. Các nhân vật đều bình đẳng với nhau về vị thế xã hội (người dân lao động nghèo)

d. Khi bắt đầu trò chuyện họ là những người xa lạ, nhưng khi thấy có nhiều điểm chung (vi trí xã hội) họ trở nên thân thiết hơn.

e. Bởi vì họ không có sự cách biệt về độ tuổi, vị thế xã hội cho nên cách xưng hô, trò chuyện có phần xuồng xã, gần gũi, thậm chí có lúc dùng hành động để thay cho lời nói.

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
 Xác định nhân vật giao tiếp, vị thế xã hội, chiến lược giao tiếp trong đoạn văn sau

Trả lời

a. Các nhân vật xuất hiện giao tiếp trong đoạn trích: Bá Kiến, Lí Cường, các bà vợ, dân làng Vũ Đại và Chí Phèo.

Khi nói với Lí Cường, Chí Phèo, Bá Kiến đang nói với một người nghe (Chí Phèo hoặc Lí Cường). Còn khi nói với mấy bà vợ và dân làng Vũ Đại, Bá Kiến nói với nhiều người.

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến

- Bá Kiến là chồng (trụ cột gia đình)  của mấy bà vợ, cho nên ở vị thế bề trên, thông qua hành động “quát”.

- Bá Kiến là người có chức sắc, máu mặt trong làng, người thuộc tằng lớp trên  nên lời nói với dân làng bề ngoài thì tỏ vẻ tôn trọng ( xưng là anh/chị ), nhưng thực chất là đuổi họ đi.

- Bá Kiến là cha của Lí Cường. Quát Lí Cường thật ra chỉ là cashc để xoa dịu và đánh lạc hướng Chí Phèo

- Bá Kiến với Chí vừa là chủ cũ, lại người đẩy Chí vào tù, là nạn nhân trò ăn vạ của Chí, cho nên Bá Kiến vừa nhũn nhặn, khiêm nhường, lại tỏ rõ vị thế của bậc bề trên.

c. Chiến lược giao tiếp của Bá Kiến với Chí Phèo:

- Đầu tiên: Đuổi mọi người về để cô lập Chí. Cụ Bá đã đập vỡ kế hoạch lôi kéo người của Chí.

- Sau đó: Bá Kiến gọi Chí bằng anh, nâng đỡ Chí dậy, nhường nhịn, dùng lời ngọt nhạt để vỗ về Chí.

- Tiếp theo: Bá Kiến nâng Chí Phèo lên ngang với vị trí của mình để xoa dịu sự giận dữ của Chí. Mặt khác ông còn nhận Chí làm họ hàng của mình

- Cuối cùng: Bá Kiến kết tội Lí Cường cũng nhằm mục đích làm nguôi cơn giận của Chí Phèo, ra lệnh cho Lí Cường phục vụ Chí tận tình, chu đáo

d. Với chiến lược trên, mục đích của bá Kiến đã đạt được mục đích. Những người mà bá Kiến muốn đuổi thì đều không còn ở lại, kẻ ăn vạ thì cũng trở nên hết giận dữ. Giải quyết xong đám ồn ào chỉ bằng vài lời ngon ngọt.

Luyện tập
Câu 1 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích

Trả lời

Anh Mịch:

- Vị thế xã hội thấp kém, giai cấp bị trị (là nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá)

- Lời nói: Nhún nhường và van xin (hành động van lạy)

Ông Lí:

- Bề trên, có địa vị xã hội (thừa lệnh cấp trên bắt người dân đi xem bóng đá)

- Lời nói: Ra lệnh và quát nạt vừa hách dịch vừa trịch thượng.

Luyện tập
Câu 2 (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. (trích SGK)

Trả lời

Đoạn trích có các nhân vật tham gia giao tiếp:

- Viên đội sếp Tây, đám đông và Quan Toàn quyền Pháp

Mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,.. của các nhân vật trong đoạn trích:

- Chú bé: Là trẻ con nhỏ tuổi nên có cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

- Chị con gái: Là con gái nên chú ý đến cách ăn mặc, khen với vẻ vô cùng thích thú

- Anh sinh viên: Đang trong quá trình học tập nên chú ý đến diễn thuyết và còn chưa trải đời

- Bác cu li: Để ý đôi ủng

- Nhà nho: Là người lao động nên để ý tướng mạo, giao tiếp bằng những câu thành ngữ thâm sâu

=> Tất cả thái độ và cử chỉ của các nhân vật đều là hành động châm biến và mỉa mai.

Luyện tập
Câu 3 ( trang 22 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích vị thế xã hội, sự tương tác và hành động nói, tính cách và cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: ( trích SGK )

Trả lời

Mối quan hệ giữa chị Dậu và hàng xóm:

- Thân thiết và tình cảm

Trong cách xưng hô vô cùng thân mật:

- Bà lão: bác trai, anh ấy

- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

Sự tương tác và hành động nói:

- Bà lão hỏi thăm- Chị Dậu cảm ơn

- Bà lão hỏi thăm tình hình anh Dậu- Chị vui vẻ đáp lời

- Bà lão khuyên bỏ trốn- Chị Dậu tán thành

Cách nói thân tình, thấu hiểu còn thể hiện qua tình làng nghĩa xóm truyền thống tương trợ lẫn nhau của dân tộc ta từ xưa đến này, bà con xa không bằng láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau 

1.50837 sec| 2442.617 kb