Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính

278 lượt xem
Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ hành chính” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Phong cách ngôn ngữ hành chính” cực chất - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường của anh (chị)

Trả lời

Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp:

- Biên bản họp lớp

- Đơn xin nghỉ học

- Đơn xin miễn giảm học phí

- Đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Bảng kiểm điểm, bảng tường trình.

- Giấy chứng nhận

- Sơ yếu lý lịch

- Bằng tốt nghiệp

- Giấy khai sinh

- Học bạ

...

Câu 2
Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) trong SGK.

Trả lời

Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành chương trình THCS. Có những đặc điểm chính sau đây:

- Về trình bày: Văn bản được trình bày theo kết cấu khuôn mẫu gồm 3 phần:

+ Phần đầu: Tiêu mục của văn bản.

+ Phần chính: Nội dung văn bản. ( nội dung chính, lí do,..)

+ Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ ký, dấu mộc...)

- Về từ ngữ: Sử dụng những từ với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm => Tác dụng làm tăng tính trang trọng cho văn bản

- Về câu văn: Theo kết cấu của văn hành chính, công vụ (căn cứ.... Quyết định: Điều 1, 2, 3...). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng rõ ràng, viết hoa đầu dòng, in đậm, cuối văn bản có kính đơn,..

Câu 3
Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Trả lời

Biên bản cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính bao gồm những nội dung sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. ( bắt buộc phải có )

- Địa điểm và thời gian họp.

- Thành phần tham gia cuộc họp. ( có những ai tham gia cuộc họp,..)

- Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận trong cuộc họp, kết luận của cuộc họp;

- Chữ ký của chủ toạ và thư ký (người ghi biên bản)

Nội dung chính bài học

Trả lời

- Ngôn ngữ hành chính, công vụ là ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính mục đích giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,... (gọi chung là cơ quan), giữa cơ quan với cá nhân, giữa cá nhân với nhau dựa trên cơ sở pháp lí.

- Văn bản hành chính phải đảm bảo về cách trình bày rõ ràng, mạch lạc; từ ngử được sử dụng trong văn bản phải là từ toàn dân; câu văn ngắn gọn, súc tích.

- Phong cách ngôn ngữ hành chính có 3 đặc trưng: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường của anh (chị)

Trả lời

 Một số văn bản hành chính thường gặp trong nhà trường

- Đơn xin nhập học

- Đơn xin nghỉ học

- Quyết định khen thưởng, bảng kiểm điểm,..

...

Câu 2
Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) trong SGK.

Trả lời

 Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày, từ ngữ của văn bản 

- Cách trình bày: 3 phần gồm phần đầu, phần chính, phần cuối

- Từ ngữ: Có một lớp từ ngữ hành chính (Căn cứ nghị định, theo đề nghị, theo nghị quyết..)

- Về câu văn: Câu văn rõ ràng, ý quan trọng được tách ra xuống hàng, viết hoa theo đúng quy cách,..

Câu 3
Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Trả lời

Anh (chị) hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính. 

- Mở đầu: Quốc hiệu, quốc ngữ, tên văn bản

- Phần giữa: Nội dung chính của cuộc họp

- Kết thúc: Chữ kỹ của các bên liên quan 

Nội dung chính bài học

Trả lời

- Ngôn ngữ hành chính, công vụ là ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính mục đích giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,... (gọi chung là cơ quan), giữa cơ quan với cá nhân, giữa cá nhân với nhau dựa trên cơ sở pháp lí.

- Đặc điểm về trình bày, từ ngữ, câu văn đều ngắn gọn, hàm súc, rõ ràng.

-  3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường của anh (chị)

Trả lời

Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường:

- Biên bản họp lớp, bầu cử bí thư chi đoàn, lớp trưởng,..

- Đơn xin nghỉ học

- Đơn xin miễn giảm học phí

- Đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đơn xin gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Bảng kiểm điểm, bảng tường trình.

- Quyết định khen thưởng.

- Sơ yếu lý lịch

- Bằng tốt nghiệp, học bạ

- Giấy khai sinh

...

Câu 2
Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) trong SGK.

Trả lời

 Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày, từ ngữ của văn bản 

Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành chương trình THCS. Có những đặc điểm chính sau đây:

- Về trình bày: Văn bản được trình bày theo kết cấu khuôn mẫu gồm 3 phần:

+ Phần đầu: Tiêu mục của văn bản. ( quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của quyết định,..)

+ Phần chính: Phần này đa số là nội dung của văn bản, đối tượng mà văn bản đang hướng đến. ( nội dung chính, lí do,..)

+ Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ ký, dấu mộc của các cơ quan hành chính...)

- Về từ ngữ: từ ngữ trong văn bản hành chính được sử dụng với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm => Tác dụng làm tăng tính trang trọng cho văn bản

- Về câu văn: Theo kết cấu của văn hành chính, công vụ (căn cứ.... Quyết định: Điều 1, 2, 3...). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng rõ ràng, viết hoa đầu dòng, in đậm, cuối văn bản có kính đơn,..

Câu 3
Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Trả lời

Biên bản cuộc họp:

     Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

     Độc lập - tự do- hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP

Thời gian, địa điểm bắt đầu:

Thành phần cuộc họp:

Người chủ trì cuộc họp:

Thư kí cuộc họp:

Nội dung: 

Cuộc họp kết thúc lúc: ...Giờ…. Ngày…. Tháng….Năm…..

Thư kí                 Chủ tọa

(Chữ kí)                  Chữ kí và dấu (nếu có)

Nội dung chính bài học

Trả lời

Ngôn ngữ hành chính:

- Khái niệm:

Ngôn ngữ hành chính, công vụ là ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính mục đích giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,... (gọi chung là cơ quan), giữa cơ quan với cá nhân, giữa cá nhân với nhau dựa trên cơ sở pháp lí.

- Đặc điểm

Về trình bày, các văn bản hành chính thường có 3 phần: Phần đầu, phần chính và phần cuối

  • Phần đầu: Bao gồm quốc hiệu, quốc ngữ, tên văn bản,..
  • Phần chính: Nội dung chính của văn bản.
  • Phần cuối: Chữ ký của chủ tọa và các bên liên quan, thời gian, địa điểm,..

Về từ ngữ:

  • Sử dụng từ ngữ toàn dân
  • Một số lớp từ ngữ được sử dụng nhiều ( căn cứ vào, theo nghị quyết, quyến định,..)

Về câu văn:

  • Ngắn gọn, súc tích.
  • Trình bày rõ ràng, xuống dòng khi cần thiết,..

Đặc trưng:

Các đặc trưng cơ bản là; Tính khuôn mẫu, tính chính xác và tính công vụ

  • Tính khuôn mẫu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên đơn vị ban hành văn bản, thời gian và địa điểm
  • Tính chính xác: Không sử dụng biện pháp tu từ, không tự ý chỉnh sửa, chính xác đến từng dấu chấm dấu phẩy,..
  • Tính công vụ: Ngôn ngữ hành chính không phải là ngôn ngữ của cảm xúc, hạn chế biểu đặt tình cảm cá nhân trong văn bản.
0.07480 sec| 2415.469 kb