Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

612 lượt xem
Soạn bài: “Chiếc thuyền ngoài xa” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chiếc thuyền ngoài xa” cực chi tiết - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?

Trả lời

Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Phùng là vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương vô cùng độc đáo, tinh tế.

- Trước mắt anh giờ đây là một vẻ đẹp lãng mạn, mang đậm chất hội họa: Cảnh đẹp được ví như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào"

+ Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: "từ đường nét đến ánh sáng… bóp thắt vào".

+ Cảm nhận của người nghệ sĩ: "cảnh “đắt” trời cho, Phùng cho rằng vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…"

+ Tâm trạng và thức nhận của Phùng: xúc động tột độ từ "bối rối" đến cảm giác "trái tim như có cái gì bóp thắt vào" khi khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện, cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và đứng trước một cảnh đẹp như thế Phùng cảm nhận rằng tâm hồn đang được thanh lọc

- Bằng đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ anh cho rằng đây là vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần

=> Phát hiện tuyệt vời về cái đẹp khiến Phùng có được những rung động, khám phá sâu sắc trong tâm hồn nghệ sĩ

Câu 2
Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lý. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?

Trả lời

Phát hiện đầy nghịch lý: Cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh chiếc thuyền ngoài xa- Chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bây giờ trước mắt là hình ảnh đối lập hoàn toàn

+ Một người đàn bà thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi và cam chịu,

+ Một gã đàn ông để tóc tổ quạ, tấm lưng rộng cùng với đôi mắt dữ xem việc đánh vợ là cách để giải tỏa những áp lực cuộc sống

=> Hình ảnh đằng sau cái đẹp"toàn bích" mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra một cách bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo 

+ Phùng đã kinh ngạc đến mức chết lặng, há hốc mồm nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt

+ Anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy đến can thiệp

Câu 3
 Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì

Trả lời

- Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là nguyên nhân của "nghịch lý cuộc đờ"

+ Giúp những người như Phùng, như Đẩu hiểu rõ nguyên do vì sao người đàn bà không ly hôn

+ Bề ngoài, ta thấy người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu khi bị đánh đập... mà vẫn quyết gắn bó với lão chồng vũ phu.

=> Tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ bến đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi

=> Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả muốn truyền thông điệp đến người đọc: chúng ta không thể dễ dãi khi nhìn nhận một sự việc, phải đón nhận nó một cách sâu sắc để thấy những điều cốt lõi bên trong

Câu 4
Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Trả lời

Người đàn bà hàng chài

- Tên gọi: tác giả gọi một các phiếm định "Người đàn bà",

- Ngoại hình: cao lớn ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi "; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nghèo khổ, lam lũ, nhiều cay đắng.

- Số phận: Bà thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài".

Người đàn ông:

- Cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu.

- Ngoại hình: lão đàn ông với mái tóc tổ quạ , "chân chữ bát",  xuất hiện với hai con mắt đầy vẻ độc dữ, dùng chiếc thắt lưng đánh tới tấp vào người đàn bà yếu đuối.

=> Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên đau khổ cho người thân của mình.

Chị em thằng Phác

- Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy.

+ Chị thằng Phác, yếu ớt mà can đảm, vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lý. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện.

+ Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh".

=> Hai chị em là nạn nhân khi phải chứng kiển cảnh bạo lực gia đình

Nhiếp ảnh gia Phùng:

- Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

- Sẵn sàng ra tay khi thấy chuyện bất bình và khi chưa hiểu sự tình lại nhiệt tình giúp người đàn bà thoát khỏi người chồng vũ phu

Câu 5
Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?

Trả lời

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện vô cùng độc đáo:

- Xây dựng tình huống bất ngờ: Trước đó, anh nhìn đời bằng đôi mắt của người nghệ sĩ say mê trước vẻ đẹp huyền ảo của thuyền và biển. Trong giây phút đó, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền "thơ mộng".

- Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng những trận đòn roi từ chồng, Phùng chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự vũ phu của cha đối với mẹ. Từ đó, người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Thấy được ngang trái trong gia đình hàng chài, hiểu thêm về tính cách người mẹ và chị em thằng Phác lẫn chánh án Đẩu.

- Thông qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện anh hiểu sâu sắc hơn lý do của sự cam chịu ấy.

=> Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ hết mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong suy nghĩ tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện hiện thực đời sống.

Câu 6
Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì dáng chú ý?

Trả lời

- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng và sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế tạo ra một ngôi kể trần thuật sắc sảo, khéo léo, khả năng khám phá đời sống được thúc đẩy lên. Chọn ngôi kể là một nhân vật trung lập nên lời kể khách quan, thuyết phục và giàu cảm xúc hơn.

- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

Luyện tập
Đề bài: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

Trả lời

Đề bài: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em chính là người đàn bà hàng chài. Vì những lí do sau đây:

  • Ngoại hình: Thô kệch, xấu xí, rỗ mặt
  • Phẩm chất: Thấu hiểu lẽ đời, yêu thương con, cam chịu,..
  • Người đàn bà hàng chài chính là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam luôn sống cuộc sống cho chồng và con

 

Bố cục
Bố cục Chiếc thuyền ngoài xa gồm mấy phần?

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất": Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

Nội dung chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài.Chiếc thuyền ngoài xamang đến một bài học đúng đắn về cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?

Trả lời

Bài tập 1: Anh đã cảm nhận về vẻ đẹp của Chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương

  •  Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đầy thơ mộng:  Nó đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào hầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang hướng mặt vào bờ.
  •  Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích. 
  • Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi được khám phá và sáng tạo, cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu ở phía trước
Câu 2
Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lý. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?

Trả lời

Bài tập 2:  Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lý, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

  • Giây trước còn là bức tranh "toàn bích", giây sau trước mắt anh là cảnh bạo lực gia đình
  •  Chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, cứ đứng há mồm ra mà nhìn. 
  •  Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để có được vẻ đẹp thanh bình của đất nước, từng chứng kiến những cảnh bom rơi đạn lạc, nhưng trước cảnh bạo lực gia đình anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới,  xông ra can ngăn 
Câu 3
 Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì

Trả lời

Bài tập 3:  Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều trắc trở và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ…

  •  Thứ nhất, gã chồng là chỗ dựa quan trọng nhất là khi biển động, phong ba. 
  •  Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì con chị cần cha và họ phải cùng nhau nuôi dạy con. 
  •  Thứ ba, trên thuyền còn có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ. 
  •  Người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đang ngẫm nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúc này, Phùng vỡ ra được nhiều điều, hiểu rõ hơn về người đàn bà hàng chài, về Đẩu và về chính mình. Người đàn bà tuy thất học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí, mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
  •  Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống một cách đơn giản, dễ dãi.
Câu 4
Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Trả lời

Bài tập 4: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà vùng biển; lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác; người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

  •  Về người đàn bà vùng biển: Ngoại hình cao lớn của ngư dân vùng biển, thô kệch, bên trong cái hình thức xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, hiểu chồng và thương chồng, rất tự trọng. Bên trong vẻ cam chịu, khát vọng hạnh phúc dù nhỏ nhoi 
  •  Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống lam lũ trên biển đã biến anh trở thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông được miêu tả với mái tóc tổ quạ, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình”.
  •  Chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà cam đảm, vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em trai làm việc trái luân thường đạo lí, là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, cách một đứa con trai vùng biển vùng lên khi thấy mẹ bị đánh, khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào của Phác
  •   Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Ghét mọi áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều kiện, lẽ công bằng, xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình minh với chiếc thuyền ngoài xa. 
Câu 5
Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?

Trả lời

Bài tập 5: Bằng cách xây dựng cốt truyện độc đáo của Nguyễn Minh Châu nằm ở chính cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện những sự thật về đời sống. Tình huống Phùng chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ là một sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, khả năng ứng xử, thủ thách những phẩm chất và xem xét tính cách của con người.

  •  Trong tác phẩm, khi Phùng chứng kiến cảnh lão chồng đánh vợ. Anh thấy được những ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu sắc thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác,  người đồng đội (Đẩu) và cả chính mình.
  •  Ý nghĩa: bộc lộ mối quan hệ cũng như bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong suy nghĩ tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện sự thật đời sống.
Câu 6
Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì dáng chú ý?

Trả lời

Bài tập 6:

  •  Trong "Chiếc thuyền ngoài xa" người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất- xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ngoài ra còn là “một người lính giải phóng từng mười năm cầm súng”.
  •  Vai kể có khi được chuyển sang nhân vật khác (người đàn bà) và đi cùng với nó là sự thay đổi điểm nhìn, nhưng vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi nói trên vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chon vai kể, điểm nhìn như trên đều nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
  •  Ngôn ngữ trong tác phẩm thay đổi linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật
Luyện tập
Đề bài: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

Trả lời

Luyện tập: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em chính là người đàn bà hàng chài. Vì những lí do sau đây:

  • Ngoại hình: Thô kệch, xấu xí, rỗ mặt, quê mùa
  • Phẩm chất: Thấu hiểu lẽ đời, yêu thương con, cam chịu,..
  • Người đàn bà hàng chài chính là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam luôn sống cuộc sống cho chồng và con
Bố cục
Bố cục Chiếc thuyền ngoài xa gồm mấy phần?

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1:Từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất": Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

Nội dung chính

Trả lời

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Giá trị nội dung

  •  Mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.
  •  Không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải nhìn vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật

2. Giá trị nghệ thuật

  •  Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.
  •  Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
  •  Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức, làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?

Trả lời

Bài tập 1: Anh đã cảm nhận về vẻ đẹp của Chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương

  • Phùng đi công tác tại vùng biển nơi là chiến trường cũ của anh để chụp một tấm hình thuyền và biển làm lịch. Tại đây anh phát hiện vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa buổi bình minh đầy thơ mộng. Toàn cảnh được ví như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ " Mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào hầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang hướng mặt vào bờ"
  • Một cảnh tượng vi diệu của thiên nhiên, bức tranh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp đến nỗi chỉ cần giơ máy "tách" một phát là có ảnh làm tư liệu, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích. 
  • Phùng là một người nghệ sĩ vừa có đam mê lại còn trách nhiệm với nghề, để có được bức ảnh ưng ý nhất anh sẵn sàng phục kích hàng tuần liền trên biển. Cuối cùng anh cũng đã chứng kiến được "cảnh đắt trời cho" mà cái đẹp chỉ diễn ra trong tích tắc
  • Phùng cảm thấy anh vừa khám phá được cái chân lý của sự toàn thiện, khoảng khắc trong ngần của tâm hồn và chính lúc đó anh nhận ra rằng "cái đẹp chính là đạo đức", vẻ đẹp giúp thanh lọc tâm hồn anh và giờ đây tâm hồn anh đang ngập tràn hạnh phúc.
Câu 2
Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lý. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?

Trả lời

Bài tập 2: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống

  • Khi đang mải mê chìm đắm trong vẻ đẹp "toàn bích", trước mắt Phùng giờ đây là một cảnh trái ngược hoàn toàn- Cảnh bạo lực gia đình.
  • Từ trên thuyền bước xuống là hình ảnh người đàn bà trạc ngoài tuổi 40, thân hình cao lớn thô kệch, rỗ mặt với khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới. Theo sau đó là người gã ông với mái tóc tổ quạ cùng đôi mắt độc dữ bước ra khỏi con thuyền.
  • Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Ông ta xem việc đánh vợ là một cách để giải tỏa những áp lực cuộc sống và người vợ cũng cam chịu bị đánh.
  • Thằng Phác- đứa con trai của hai vợ chồng lao ra như một viên đạn, giật lấy chiếc thắt lưng của người chồng. Đánh lại cha vì quá uất ức, thương mẹ. Nghệ sĩ Phùng chứng kiến cảnh tượng chồng đánh vợ, con vì thương mẹ đánh lại cha, người vợ cam chịu ôm con vào lòng.
  • Phùng từng là người lính chiến đấu để đem lại hòa bình cho đất nước, anh từng chứng kiến cảnh chiến tranh mưa đạn nhưng khi chứng kiến cảnh này anh "há mồm ra mà nhìn" và chết lặng đi. Sau đó, anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất, lao tới can ngăn nhưng bị người chồng đánh trả đến nỗi bị thương.
Câu 3
 Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì

Trả lời

Bài tập 3: Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều trắc trở và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ

  • Thứ nhất, gã chồng là chỗ dựa quan trọng nhất đối với những người dân đi biển như chị, nhất là mấy hôm biển động, phong ba, gặp bão thì ít nhất trên thuyền còn có một người đàn ông để chèo lái.
  • Thứ hai, tuy hắn có thói vũ phu nhưng chị nhất quyết cầu xin chánh án Đẩu không ly hôn vì chị có nỗi lo riêng của mình. Vì chị sống cho đàn con của mình, con chị cần có cha và họ sẽ cùng nhau nuôi dạy con cái khôn lớn
  • Thứ ba, không phải lúc nào cũng vũ phu, đánh đập mà trên thuyền còn có những lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, hạnh phúc vui vẻ biết bao! Những ngày đối đến mức phải ăn xương rồng luộc chấm muối, đối với chị đó là những khoảng thời gian hạnh phúc nhất và niềm vui nhỏ nho của chị là khi thấy"chúng được ăn no".
  • Nghe đến đây, Phùng bắt đầu ngẫm nghĩ những gì vừa xảy ra ban sáng, anh bắt đầu vỡ ra được nhiều điều hơn về cuộc sống. Người đàn bà hàng chài tuy xấu xí, thất học nhưng lại là một người tháu hiểu lẽ đời một cách sâu sắc. Chị không hề cam chịu một cách vô lí bởi vì chị sống với tâm niệm thiêng liêng "Sống cho con chứ không thể sống cho mình".
  • Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng cuộc sống muôn màu muôn vẻ, không nên nhìn sự vật hiện tượng diễn ra trước mắt một cách đơn giản, dễ dãi. Phải có cách nhìn sâu sắc mới hiểu hết chiều sâu, bí ẩn của cuộc sống
Câu 4
Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Trả lời

Bài tập 4: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà hàng chài; lão đàn ông độc ác; chị em thằng Phác; nhiếp ảnh gia Phùng

  • Người đàn bà hàng chài: Bà không tên, chỉ biết tuổi trạc ngoài 40, xuyên suốt tác phẩm tác giả gọi phiếm chỉ "người đàn bà". Với ngoại hình cao lớn của ngư dân vùng biển, thô kệch, xấu xí, lại còn rỗ mặt. Khi bị chồng đánh, bà đứng im, không trốn chạy, cam chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu. Tuy xấu xí, quê mùa nhưng bà lại là người thấu hiểu lẽ đời sâu sắc, mọi sự cam chịu của bà đề có lý do tất cả là xuất phát từ tình yêu thương con vô bờ bến, vì thương chồng và hiểu chồng. Bên trong vẻ cam chịu, lam lũ chính là khát vọng hạnh phúc nhỏ nhoi của bà.
  • Lão đàn ông độc ác: Xuất hiện bất ngờ trong tác phẩm với mái tóc ổ quạ, "chân hình chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" đi tới cầm thắt lưng đánh liên tục vào vợ mình. Trước đây, lão cũng chỉ là một chàng trai hiền lành và cục tính nhưng vì những áp lực cuộc sống, nghề đi biển đã khiến lão trở thành người chồng vũ phu. Ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ và còn là người gây ra bao nhiêu tổn thương cho gia đình của mình.

 

  • Chị em thằng Phác: Chị thằng Phác là một cô bé cản đảm, sẵn sàng tước lấy con dao trên tay em trai mình để nó không làm việc trái với luân thường đạo lý. Cô bé chính là chỗ dựa vững chắc cho người mẹ mỗi khi bà uất ức vì bị đánh, ngoài ra cô bé còn lo liệu cơm nước, nhà cửa khi mẹ phải đến tòa án huyện. Thằng Phác là một cậu bé yêu mẹ, nó bảo vệ mẹ bằng cách của những chàng trai vùng biển, sẵn sàng lao ra khi thấy mẹ mình bị đánh.
  • Nhiếp ảnh gia Phùng: Là một người đam mê, có trách nhiệm với nghề nhiếp ảnh. Phùng còn là một con người nhạy cảm, dễ bị xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên. Và sẵn sàng ra tay khi thấy cảnh tượng người đàn bà hàng chài bị vũ phu, anh còn thuyết phục chị ly hôn để có được sự giải thoát

 

Câu 5
Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?

Trả lời

Bài tập 5: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nằm ở chính cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện những sự thật về đời sống. Khi Phùng chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ là một sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, khả năng ứng xử của con người

  • Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, sự kiến bất ngờ trong tác phẩm chính là khi Phùng chứng kiến cảnh bạo lực gia đình trong chiếc thuyền "thơ mộng" mà trước đó anh đang mải mê, đắm chìm. Thì ít phút sau, trước mắt anh là cảnh lão chồng đánh vợ. Hôm sau, khi trò chuyện cùng người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện anh lại thấy được những ngang trái của gia đình hàng chả, hiển được tính cách độ lượng, thấu hiểu lẽ đời của người vợ, chị em thằng Phác, Đẩu và cả bản thân anh nữa.
  • Ý nghĩa trong việc xây dựng tình huống truyện của tác giả, làm bộc lộ khả năng ứng xử của các nhân vật cũng như là thử thách phẩm chất, tạo ra những bước ngoặc trong suy nghĩ tư tưởng không nên nhìn sự vật một cách dễ dãi, đơn giản, Tình huống truyện mang nhiều ý nghĩa khám phá, phát hiện ra nhiều sự thật đời sống.
Câu 6
Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì dáng chú ý?

Trả lời

Bài tập 6:

  • Trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", ngay từ những dòng đầu tiên ta đã nhận ra người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất- xưng tôi, đồng thời còn là nhân vật chính của tác phẩm. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, ngoài ra còn được biết đến là người lính giải phóng từng mười năm cầm súng.
  • Có vài lúc, vai kể được chuyển sang nhân vật khác cụ thể là người đàn bà hàng chài và đi cùng đó là sự thay đổi điểm nhìn. Nhưng chung quy lại vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chọn vai kể, hay thay đổi điểm nhìn đều là dụng ý nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã xây dựng trong tác phẩm.
  • Ngôn ngữ được dùng trong tác phẩm thay đổi linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
Luyện tập
Đề bài: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

Trả lời

Luyện tập: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là người đàn bà hàng chài. Đầu tiên, bà hiện lên với vóc dáng cũng như ngoại hình của những ngư dân vùng biển: Trạc ngoài 40, rỗ mặt, dáng người lam lũ vì cuộc sống nghèo khổ. Bà còn gây bất người khi cam chịu những trận đòn của người chồng vũ phu. Những lý lẽ trên tòa án huyện khiến người đọc vỡ òa vì đây là người đàn bàn thấu hiểu lẽ đơi, hiểu chồng và thương con vô bờ bến. Bà còn là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất yêu thương chồng con, mưu cầu hạnh phúc nhỏ nho là đàn con của bà được ăn no.

Bố cục
Bố cục Chiếc thuyền ngoài xa gồm mấy phần?

Trả lời

Bố cục (2 phần)

- Phần 1:Từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất": Nội dung đoạn này: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. ( cảnh chiếc thuyền ngoài xa và chiến thuyền khi đến gần )

- Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài và điều mà nhiếp ảnh gia Phùng đã ngộ ra.

Nội dung chính

Trả lời

Phần tham khảo, mở rộng

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Giá trị nội dung

  •  Mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó. Con người cần khó tính hơn trong cách nhìn nhận cuộc sống
  •  Không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, để biến được bản chất của cuộc sống

2. Giá trị nghệ thuật

  •  Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình và cũng là cho người đọc.
  •  Cách khắc họa nhân vật,  xây dựng cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
  •  Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức, làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
0.44445 sec| 2527.352 kb